Gói tín dụng 285.000 tỷ đồng꧑ là một trong những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được Chính phủ công bố sớm nhất khi Covid-19 diễn biến phức tạp. Hơn mười nhà băng đã tham gia gói tín dụng trên với lãi🌜 suất cho vay cam kết thấp hơn 0,5-2,5% mức thông thường.
Tuy nhiên, thực tế nhiều chủ doanh nghiệp cho biết rất khó tiếp cận dòng vốn hỗ trợ này. 🧔Bởi hiện ngân hàng đánh giá mức độ tín nhiệm của từng trường hợp theo tiêu chuẩn thông thường thay vì tình huống dịch bệnh. Ngân hàng vẫn đòi tài sản thế chấp nếu doanh nghiệp muốn vay vốn để duy trì hoạt động.
Chảo Đỏ - đơn vị vận hành một chuỗi nhà hàng chuyên món Việt cho biết đang rất cần vốn nhưng vướ𝕴ng vấn đề tài sản đảm bảo. "Chuỗi đang chịu thiệt hại nặng về tài chính, giờ muốn tiếp cận dòng vốn hỗ trợ cần phải có thêm tài sả𝄹n thế chấp hoặc chứng minh được dòng tiền. Đây là điều rất khó với các doanh nghiệp lúc này", đại diện chuỗi nói.
Một số đơn vị khác trong lĩnh vực F&B cũng gặp tình trạng tương tự kh💯i các nhà băng yêu cầu chứng minh thuộc nhóm ảnh hưởng bởi Covid-19 cũng như khả năng trả nợ. Theo lý giải của một số chủ doanh nghiệp, với ngành này, mặt bằng chủ yếu là thuê, dòng tiền gặp vấn đề do phải đóng cửa nhiều chi nhánh nên không dễ đáp ứng yêu cầu từ phía ngân hàng.
Chủ một doanh nghiệp kinh doanh thời trang tại Hà Nội cũng ngao ngán khi cho biết có quá nhiều điều kiện kèm theo. Doanh nghiệp phải đi thuê mặt bằng nên không có tài sản đảm bảo giá trị lớn, cửa hàng đóng cửa nên không có nguồn thu. Vì thế, doanh nghiệp khó chứng minh được nguồn trả nợ. "Các gói hỗ trợ được ngân hàng đưa ra với nhiều ưu đãi nhưng bao nhiêu doanh nghiệp khó khăn có thể tiếp cận được?", 📖người này đặt câu hỏi.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra với nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp. Báo cáo của Bộ Côn꧟g Thương mới đây cho biết, hầu như các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này rất khó tiếp cận các gói hỗ trợ tín dụng.
Nguyên nhân là Ngân hàng Nhà nước dành nhiều quyền tự quyết cho các ngân hàng thương mại. Trong khi bản thân các nhà băng cũng hoạt động theo cơ chế của doanh nghiệp, phải chịu sức ép về chỉ tiêu lợi nhuận với cổ đông. "Vì vậy, các ngân hàng hạn chế hỗ trợ doanh nghiệp đang chịu ảnh🅺 hưởng dịch bệnh do sợ ảnh hưởng lợi nhuận và kết🦩 quả kinh doanh", báo cáo của Bộ Công Thương viết..
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng tín dụng Ngân hàng Nhà nước cho rằng, các nhà băng dù cung cấp gói tín dụng hỗ trợ cũng phải đánh giá và thẩm định khả năng thu hồi nợ. "Ngân hàng không thể cho các doanh nghiệp vay vô điều kiện bởi đó là nguồn vốn từ các🤪 ngân hàng thương mại bỏ ra. Bản thân ngân hàng cũng là một doanh nghiệp và họ phải đảm bảo khả năng thu hồi nợ", ông nói.
Phó giám đốc quản trị rủi ro một ngân hàng quốc doanh đánh giá, các ngân hàng đưa ra gói hỗ trợ nhưng cũng chịu sự kiểm soát. "Nhà băng có thể cho 𒁏vay 🎃mới các doanh nghiệp khó khăn tạm thời nhưng nếu bơm thêm tiền cho doanh nghiệp có sức chống chịu kém, chính ngân hàng là bên chịu toàn bộ rủi ro", vị này chia sẻ.
Nhiều chủ doanh nghiệp cho biết rất hiểu cho hoàn cảnh ngân hàng, nhưng dòng vốn hỗ trợ này rất quan trọng để doanh nghiệp duy trì hoạt động. Chẳng hạn với những đơn vị kinh doanh dịch vụ, nhu cầu cần thiết nhất lúc này là thanh toán các khoản chi phí cố định như chi mặt bằng, nhân c✨ông tối thiểu. Với những doanh nghiệp sản xuất, nhu cầ🌸u vốn cần để thanh toán các nghĩa vụ tài chính và chuẩn bị nguyên liệu đầu vào chờ phục hồi sản xuất.
"Nếu coi những doanh nghiệp bị ảnh hưởng là nạn nhân của đại dịch thì dòng vốn ngâജn hàng như máy trợ thở. 🐈Càng bị ảnh hưởng nhiều, dòng vốn này càng quan trọng với doanh nghiệp", chủ một chuỗi F&B nói.
Để giải quyết tình trạng bất cân xứng này, trong văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng, Bộ Công Thương đề nghị sử dụng công cụ tái cấp vốn với tỷ lệ chiết khấu phù hợp để trực tiếp chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị ngân hàng cần đơn g🃏iản hóa hồ sơ chứng minh bị ảnh hưởng, nguồn trả nợ và điều kiện cơ cấu nợ.
Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) và Báo điện tử VnExpress tiến hành lấy ý kiến về các giải pháp đối phó của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát sẽ được chia sẻ trở lại cho doanh nghiệp tham khảo, vận dụng; đồng thời ಞtham mưu cho Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, tổ chức và chuyên gia để xây dựng các chính sách hiệu quả hơn trong và sau dịch bệnh.
Bạn vui lòng nếu đang có nhiều giải pháp, cách làm thiết thực.
Minh Sơn - Quỳnh Trang