Tôi bắt💖 đầu đọc xem tại sao họ lại có thểꦍ là một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp chất lượng với các tiêu chí xanh, sạch, an toàn. Đây cũng là quốc gia có hệ thống quy định về thực phẩm hiện đại, đồng bộ và minh bạch để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng bằng cách giảm thiểu những rủi ro liên quan đến thực phẩm.
Các văn bản pháp lý của cả hai nhà nướ𓄧c, về hình thức, gần như tương đương nhau. Việt Nam cũng có Luật An toàn thực phẩm 2010, có Nghị định Chính phủ về luật An toàn thực phẩm, có quy định về tiêu chuẩn An toàn thực phẩm tương đương với ba tầng văn bản pháp lý ở Australia. Nội dung các văn bản thì thật khó so sánh vì sự khác biệt lớn mà không thể bàn hết trong phạm🍨 vi bài viết này. Vậy thực hành kiểm soát thực phẩm ở Australia thế nào.
Ở Nam Australia, Bộ Y tế tiểu bang có một bộ phận chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm. Đơn vị thừa hành duy nhất dưới bộ, tạm dịch là các Phòng Sức khỏe môi trường nằm trong Hội đồng Quận. Đây là cơ quan chế tài trực tiếp. Nhân viên phòng này là những thanh tra an toàn thực phẩm, giống như cảnh sát giao t🐼hông kiểm tra và phạt người vi phạm luật giao thông. Vì có luật An toàn thực phẩm nên các vi phạm ở lĩnh vực này được gọi là hành vi vi phạm pháp luật. Các hành vi gây tổn hại sức khỏe, tính mạng được đưa ra tòa và bị phạt tiền hay phạt tù.
Để tìm hiểu về phòng Sức khỏe môi trường, tôi gọi điện thoại theo số tôi có được꧟ trên trang mạng của Hội đồng Quận Marion, nơi tôi đang sống, và đề nghị cho gặp người ở phòng này. Tôi♛ được gặp cô Julia.
Julia cho biết phòng cô có 5 thanh tra và chịu trách nhiệm quản lý về an toàn thực ဣphẩm cho hơn 300 doanh nghiệp chế biến thực phẩm, quán ăn, nhà hàng, cửa hàng thực phẩm (kể cả quầy thực phẩm trong siêu thị)... trong toàn quận. Cô tốt nghiệp cử nhân ngành Sức khỏe môi trường và có thêm một số chứng chỉ về an toàn thực phẩm hay pháp lý. Cô đưa cho tôi một tập hồ sơ mà mỗi doanh nghiệp có liên quan đến thực phẩm (chế biến, vận chuyển hay buôn bán) cần tuân theo. Đó là bộ tiêu chuẩn về thực phẩm, thiết bị và nhà xưởng, điều kiện vệ sinh của thiết bị và con người... Họ chỉ dẫn tỉ mỉ, tận tình, có những tấm áp phích lớn kèm theo để doanh nghiệp dán lên chỗ làm việc cho nhân viên tuân theo. Tất cả là để trợ giúp cho doanh nghiệp tạo ra và duy trì nền tảng vệ sinh ngay từ bước khởi nghiệp đầu tiên.
Sau đó, mỗi cơ sở được thanh tra ít nhất mỗi năm một lần, tùy thuộc vào mức độ rủi ro của thực phẩm và mức độ tuân thủ pháp luật của chủ nhân. Khi tôi hỏi về việc phạt vi phạm, Julia nói: "Chúng tôi cứ chiếu theo tiêu chuẩn, việc phạt🌠 tùy vào mức độ, phạm vi, và lịch sử tái phạm. Khi vi phạm nhẹ, chúng tôi chỉ nhắc nhở, và nếu lần kiểm tra tiếp theo chưa sửa đư🐼ợc thì chúng tôi gửi thư nhắc nhở có kèm theo những điểm cần hoàn chỉnh thêm. Nếu sai phạm nặng hơn, chúng tôi gửi giấy báo vi phạm và tiền phạt. Nặng hơn nữa là lệnh cấm hoạt động. Doanh nghiệp có thể yêu cầu ra tòa án xét xử khi họ không đồng ý với việc xử phạt của chúng tôi. Chúng tôi có thể đưa doanh nghiệp ra tòa nếu có vi phạm nguy hiểm cho sức khỏe con người. Doanh nghiệp vi phạm có thể bị phạt tối đa 500.000 AUD, cá nhân bị phạt tối đa 100.000 AUD, hay tù 4 năm”.
Như vậy, đội 5 người của Julia chịu trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn, kiểm soát, kể cả ra lệnh phạt vi phạm an toàn thực phẩm cho cả quận Marion với dân số 87.500 người. Tôi lần theo thông báo những vụ phạt gần đây được tòa xét xử. Quán sushi Hoa Anh Đào tại một trung tâm thương mại bị phạt vì để thức ăn không đúng nhiệt độ cần thiết, không che đậy an toàn, không có chỗ rửa tay đúng quy định, không có giấy chuyên dùng lau tay một lần... và số tiền phạt lên đến 117.150 AUD. Với một quán sushi nhỏ, điều này 💜có nghĩa là “sập tiệm”.
Còn thực hành kiểm soát an toàn thực phẩm ở Việt Nam? Theo quy định thì Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Ủy Ban Nhân dân các cấp🍎 và thanh tra chuyên ngành đều tham gia kiểm soát an toàn thực phẩm. Tôi thường đọc được rằng: phòng y tế và đội quản lý thị trường quận kiểm tra lò sản xuất tương ớt và xi rô bẩn; Chi cục thú y TP HCM phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra một cơ sở chế biến thịt heo thành thịt bò; Cảnh sát Môi trường tỉnh B. cùng cơ quan chức năng bắt một cơ sở kinℱh doanh thịt ôi thối; Cảnh sát giao thông tỉnh C. thu giữ 400 kg thịt chó đông lạnh không rõ nguồn gốc; Thanh tra sở Nông nghiệp và cảnh sát môi trường kiểm tra và phát hiện một tấn thịt lợn chết bệnh đang được khử mùi ở chợ; Đội quản lý thị trường số... và nhà chức trách phát hiện 900 kg nội tạng động vật đang phân hủy... Vậy ta có tất cả bao nhiêu cơ quan, bao nhiêu nhân viên nhà nước tham gia kiểm soát an toàn thực phẩm?
Và hình phạt cho vi phạm an toàn thực phẩm là thu hồi hàng và phạt hành chính vài ba triệu đồng thì ♏hiệu quả là thế n🔯ào?
Điều chúng ta muốn là được sống trong một🍒 môi trường có thực phẩm an toàn. Ở ♉đó, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đồng bộ, hiệu quả và minh bạch. Ở đó, mỗi người dân có hiểu biết về an toàn thực phẩm, có thông tin để biết cách phân biệt thực phẩm không an toàn.
Chúng ta chưa quản lý đưꦏợc chính c💝ác cơ quan thực hành kiểm soát thực phẩm bẩn thì chưa thể nói đến việc xử lý hiệu quả các vi phạm trong lĩnh vực này.
Nguyễn Thị Nhuận