Quang cảnh khu trại Palestine sau khi b▨ị máy bay 💎Israel oanh tạc. |
Từ lâu Syria đã là một mục tiêu của cánh diều hâu ở Washington nhưng chủ đề này gần đây đã lắng xuống. Để xoa dịu Mỹ, Syria tuyên bố đóng của văn phòng của các nhóm Palestine. Tổng thống Bashar al-Assad ám chỉ sắp tiến hành các biện pháp cải cách kinh tế. Tấn công một địa điểm𝓡 mà theo họ là trại huấn luyện khủng bố, “Israel đã thành công trong việc một lần nữa đưa Damascus lên lịch trình của những người theo tư tưởng bảo thủ mới ở Washington và giữ nó nguyên ở đó. Phó tổng thống Dick Cheney và Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld đều chĩa mũi dùi về phía Syria. Đó là một bước chuyển lớn trong cuộc xung đột này”, Hania Farhan, giám đốc chuyên trách vấn đề Trung Đông thuộc Văn phòng Thông tin Kinh tế ở London, bình luận.
Đại sứ Syria ở Liên Hợp Quốc Faisal Mekdad. |
Israel chắc hẳn hài lòng khi Đại sứ Mỹ ở Liên Hợp Quốc John Negroponte tuyên bố: “Syria đứng nhầm bên trong cuộc chiến chống khủng bố”. Như vậy, trên thực tế, Tel Aviv đã từ bỏ hoàn toàn cái gọi là lộ trình hoà bình Trung Đông. Cũng như hiệp định Oslo, lộ trình hoà bình đã chết yểu dưới áp lực ꦇcủa các vụ đánh bom tự sát. Tương lai giờ là một thời kỳ chiến tranh ở “cường độ thấp”, thỉnh thoảng có thể bùng phát thành xung đột lớn. Trong một chiến dịch như vậy, Israel rất cần có Mỹ đứng về phía mình. Chính quyền Do Thái có lẽ đã bắt đúng tâm trạng hiện nay của Tổng thống Mỹ. Mới đây, ông Bush còn bình luận với Vua Abdullah của Jordan: “Tôi vẫn đang áp dụng cách thức chiến tranh và chiến tranh ở đây là khủng bố”.🌜
Thủ tướng Israel Ariel Sharon đã nhiều lần đem chiến tranh tới kẻ thù của mình. Năm 1953, với tư cách là chỉ huy đơn vị chuyên tiến 😼hành các hoạt động đặc biệt 101, ông vào tận Jordan để tấn công các du kích Palestine. Trong cuộc chiến 1973, ông bất ngờ băng qua kên♒h đào Suez, bao vây đe doạ Ai Cập. Năm 1982, ông đưa binh lính Israel tới Beirut.
30 năm qua, kể từ cuộc chiến Yom Kippur (6/10/1973), Syria đã giữ cho biên giới của mình với Israel tương đối bình lặng. Khi cần hành độn🍃g, Damascus thông qua các đồng minh của mình ở Libăng. "Theo tôi, Syria kh🐟ông ngờ mọi chuyện lại đi xa đến mức là một ngày kia họ sẽ bị tấn công”, bà Farhan bình luận. "Nhưng nước này không có cách nào trả đũa, tiềm lực quân sự của họ kém xa Israel”.
Tel Aviv thường cáo buộc Damascus chứa chấp các nhóm dân quân Palestine. Trong số đó có cả Mặt trận Bình dân Giải phóng Palestin🦩e, nhưng nhóm này ít hành động hơn trong thời gian gần đây. Chính quyền Do Thái tuyên bố Hamas và Jihad Hồi giáo đã sử dụng Syria làm căn cứ hoạch định và tổ chức tấn công. Họ công bố một cuốn băng video mà theo lời họ là mục tiêu trong vụ không kích ở Ein Saheb. Trong đó có cảnh một lượng lớn vũ khí cất trong một cái hang. Tel Aviv không giải thích rõ cuốn băng được lấy từ đâu, chỉ biết do nhà quay phim Iran ghi lại.
Cũng có thể, cuộc không kích còn nhằm giảm áp lực đang tăng ở Israel đòi chính quyền phải thực hiện lời đe doạ “loại bỏ” Yasser Arafat. Ngay trong nội các của Thủ tướng Sharon cũng có nhiều người muốn trục xuất Chủ tịch Palestine. Nhiều tiếng nói khác (trong đó có báo Jerusalem Post) thậm chí còn đòi ám sát ông𒁃. Bằng việc tấn công một mục tiêu trong lòng Syria lần đầu tiên trong vòng vài thập kỷ, Sharon hy vọng chứng tỏ mình là một người hành động cương quyết và giảm bớt sự bất mãn của dư luận Israel.
Syria không phải là nước duy nhất nhận l꧋ời cảnh báo trong tuyên bố của Israel. Iran còn được nhắc đến 2 lần: “Jihad Hồi giáo nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ của các nước trong khu vực, nổi bật nhất là Iran và Syria”. Có lẽ đây không phải là chuyện tình cờ, khi Iran hiện là nước Trung Đông bị Mỹ để ý nhiều nhất, xung quanh vấn đề hạt nhân.
Minh Châu (theo BBC)