Gần đây, tại TP HCM "nở rộ" dịch vụ xét nghiệm định lượng kháng thể Covid-19 sau khi tiêm vaccine hoặc đã khỏi bệnh. Bộ Y tế và Sở Y tế TP HCM đã khuyến cáo không cần thực hiện xét nghiệm kháng thể Covid-19, không cần thiết, tốn kém và có thể gây tâm lý chủ quan trong thực hiện các🧸 biện pháp phòng chống dịch.
Làm rõ hơn về vấn đề này, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết, xét nghiệm kháng thể Covid-19 có thể xác định cơ thể đã🎃 nhiễm virus hoặc đã tiêm vaccine, nhưng lượng kháng thể được tạo ra không liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, và cũng không dùng để so sánh đối đầu trực tiếp về hiệu quả bảo vệ của các vaccine khác nhau.
Bác sĩ Minh phân tích, các xét nghiệm kháng thể không được dùng để chẩn đoán xác định F0, bởi nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, xét nghiệm kháng thể trong máu không khẳng định được sự hiện diện của virus tại đường𓆉 hô hấp, tải lượng virus hay thời điểm nhiễm virus. Do đó, xét nghiệm kháng thể không đánh gi💃á được khả năng lây nhiễm virus từ F0 cho người khác cũng như đánh giá nguy cơ diễn tiến nặng của bệnh nhân.
Thứ hai, xét nghiệm kháng thể có thể tạo ra kết quả dương tính giả. Ví dụ, kết quả dương tính với loại corona vir🔴us khác, không phải là virus tác nhân gây Covid-19.
N🍷goài ra, xét nghiệm kháng thể có thể cho꧂ kết quả âm tính ở những người đang mắc Covid-19. Tình huống này xảy ra khi cơ thể dù đã nhiễm virus nhưng chưa đủ thời gian để phát triển lượng kháng thể đủ nhiều, khiến máy xét nghiệm ghi nhận giá trị dương tính. Các dữ liệu hiện nay cũng chưa biết liệu nồng độ kháng thể sau khi khỏi Covid-19 có suy giảm nhanh theo thời gian đến mức không thể phát hiện được hay không.
Một số người có nồng độ kháng thể sau khi khỏi Covid-19 thấp hơn giá trị đo lường được của máy xét nghiệm. Thêm nữa, tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh, nghĩa là tạo được kháng thể sau nhiễm virus, kể cả kháng thể gắn𓄧 kết và kháng thể trung hòa ở bệnh nhân Covid-19 không là 100%, kháng thể có xu hướng giảm dần và biến mất sau 3-6 tháng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân khỏi Covid-19 nhưng không có kháng thể khá cao, tại New York là 20%, Birmingh൩am là 36%, Ấn Độ 30%, Đức 15%. Nghiên cứu của Public Health England, 7% trong số 25.661 nhân viên y tế âm tính với kháng thể Covid-19 dù từng nhiễm bệnh hoặc từng có xét nghiệm kháng thể dương tính trước đây, bác sĩ Minh dẫn chứng.
Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không có kháng thể sau khỏi Covid-19 cũng không nên quá lo lắng, vì các tế bào nhớ của hệ miễn dịch vẫn sẽ ghi nhớ virus và kích hoạt phản ứng miễn dịch nếu người đã khỏi bệnh lại bị virus tấn công lần nữa. Khả năng bảo vệ của miễn dไịch tự nhiên sau khi đã khỏi Covid-19 có thể kéo dài ít nhất một năm.
Theo bác sĩ Minh, xét nghiệm kháng thể không chứng minh được một người có đủ điều kiện tiêm vaccine hay không. Bởi, xét nghiệm kháng thể Covid-19 hiện chủ yếu phục vụ trong nghiên cứu, đánh giá dịch tễ, điều trị. Từ kinh nghiệm một số vaccine phòng bệnh khác (như sởi, bại liệt...), Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI) cho rằng, các dữ liệu về thử nghiệm lâm sàng và các chương trình tiêm chủng đang diễn ra trên thế giới cho thấy vaccine phòng Covid-19 có hiệu quả bảo vệ cao mà không cần xét nghiệm kháng thể. CDC Châu Âu và Mỹ đều khuyến cáo nên tiêm🦄 vaccine với người đã khỏi Covid-19.
"Người dâ🍨n không cần thiết làm xét nghiệm kháng thể💯 trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19", bác sĩ Minh nhấn mạnh.
Kháng thể tạo ra sau mắc Covid-19 có thể bảo vệ người bệnh 3-6 tháng, sau đó giảm dần theo thời gian. Các nghiên cứu cho thấy nếu tiêm 1-2 liều vaccine ở người đã từng mắc bệnh sẽ kích hoạt tốt lượng tế bào lympho B (tăng gấp 10 lần) và kháng thể trung hòa (tăng gấp 50 lần). Tiêm vaccine sau khi đã khỏi bệnh giúp tăng cường khả năng miễn dịch, kéo dài hiệu lực kháng thể, đồng thời bảo vệ người bệnh không ꦑtái nhiễm bởi những biến thể khác của virus.
Đặc biệt, ngành y tế không có chống chỉ định tiêm vaccine phòng Covid-19 đối với những người từng mắc Covid-19. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu được tiêm vaccine, lượng kháng thể sẽ gia tăng nhanh và bảo vệ cơ thể mạnh mẽ hơn. Bộ Y tế Việt Nam quy định sau 6 tháng khỏi Covid-19, người dân có thể tiêm vaccine. Việc trì hoãn ti🤪êm chủng ở nhóm này là do cân nhắc chi phí, hiệu quả trong bối cảnh hạn chế về nguồn cung cấp vaccine tại Việt Nam hiện nay, bác sĩ Minh cho hay.
Thư Anh