Tại hội thảo chất lượng giáo dục phổ thông do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tổ chức ngày 22/9, nhiều nhà giáo dục khẳng định chất lượng giáo dục được đánh giá khôꦯng giống nhau giữa Bộ Giáo dục và Đào tạ🎐o, các địa phương và phụ huynh, học sinh.
“Tôi rất day dứt trước thực tế có quá nhiều đánh giá về giáo dục, trong đó lãnh đạo Bộ Giáo dục nói tốt, nói tuyệt vời, nhưng dư luận xã hội và nhân dân thì bảo không tốt, kể cả chất lượng PISA hay mô hình trường học mới VNEN. Vậy làm sao để trên bảo tốt, dưới cũng bảo tốt, trên dưới hiểu về hai chữ chất lượng giống nhau”, tiến sĩ Lê Thống Nhất nói.
Lật lại kết quả PISA năm 2015, TS Lê Quang Minh (Trung tâm đào tạo quản lý tiên tiến, Viện Quản tr🐼ị đại học - Đại học Quốc gia TP HCM) chia sẻ bản thân lúc đầu cũng không tin vào kết quả này.
“Tôi vẫn nghĩ hệ thống giáo dục Việt Nam đào tạo chỉ để thi. Tuy nhi🎉ên, khi nghiên cứu kỹ về PISA, tôi mới thực sự thấy rằng PISA đo năng lực chứ không phải đo thế mạnh về thi cử. Tôi bắt đầu đọc những bài phân tích của báo chí thế giới ghi nhận về sự thần kỳ của Việt Nam và bắt đầu hiểu ra, tin tưởng và tự hào”, ông Minh chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Minh cũng thừa nhận đa phần mọi người, kể cả nhà giáo dục, không tin vào kết quả đó. Nguyên nhân xuất phát từ tiêu chí xác định chất lượng giáo dục không thống nhất giữa các bên. Trong khi Bộ Giáo dục đưa ra những quan điểm toàn diện, nói nhiều về mục tiêu chiến lược, tiêu chuẩn khu vực, kiểm định quốc tế hay tỷ lệ đạt chuẩn thì 🍃các Sở lại coi chất lượng giáo dục l𒅌à phải đạt chuẩn quốc gia, hoàn thành chỉ tiêu được giao.
“Có một nghiên cứu cho thấy 75% 𝕴lãnh đạo các tỉnh định nghĩa chất lượng là đạt được những tiêu chí, tiêu chuẩn do bên trên giao và kết quả kỳ thi quốc gia, đại học ngày càng cao. Tỷ lệ đỗ đại học tăng lên chừng nào thì chất lượng tăng từng ấy”, ông Minh thông tin.
Với nhà trường, chất lượng được đánh giá bằng chuẩn quốc gia, đạt những chỉ tiêu mà đôi khi “một ngày đẹp trời HĐND tỉnh họp rồi đặt ra và bắt trường phải đạt được”. Trong khi giáo viên lại coi trọng chất lượng của giáo án, bài giảng, phương tiện, phương pháp giảnᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚg dạy.
Còn phụ huynh và học sinh không quan tâm đến bất kỳ điều gì ở trên. Họ tập ༒trung trước hết là điểm số, kết quả học tập, kết quả thi đại học của con, con có chăm ngoan và nhà trường có quan hệ gắn bó với phụ huynh hay không…
Chính sự không thốnꦜg nhất trong quan điểm về chất lượng dẫn đến thực tế “trên nói tốt, dưới bảo không”.
Ông Minh dẫn thêm một ví dụ về phản ứng của phụ huynh ở dự án trường học mới VNEN. “Tôi nghĩ rằng mục tiêu của VNEN là tuyệt vời. Nó sẽ gắn chặt với những kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21. Khổ nỗi phụ huynh không quan tâm đến những điều đó. Với họ, quan trọng là con phải đạt được bao nhiêu điểm, với cách dạy này con có đậu đại học không, mà nếu là dạy thử thì chắc không đậu rồi. Phụ huynh🦩 🎉chỉ lo như vậy nên họ mới phản đối”, ông Minh nhận định.
Đồng tình với quan điểm của nhà giáo dục này, cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên Lịch sử ở TP HCM cho rằng quan điểm về chất lượng và mục tiêu giáo dục giữa các bên khác nhau dẫn đến nhận xét trái ngược của phụ huynh và Ngân hàng thế giới về VNEN. Theo cô, ở góc độ nhà nước thì chương trình rất tốt nhưng phụ huyn𝕴h lại phản đối mạnh.
“Là giáo viên Lịch sử, tôi ủng hộ mô hình VNEN vì nó nhắm đến phát triển kỹ năng nhận thứ🥃c, còn phụ huynh phản đối do lo sợ con bị điểm🌺 kém trong các kỳ thi, nhất là thi tốt nghiệp và đại học”, cô Thảo nói và cho rằng nếu phương thức và nội dung thi cử nhắm đến việc đánh giá kỹ năng nhận thức, sáng tạo và các kỹ năng mềm như mục tiêu của VNEN thì phụ huynh sẽ không xin cho con thôi học VNEN nữa.
Từ thực tế trên, ông Lê Quang Minh đề xuất cần điều chỉnh dần dần khoảng cách quan điểm về chất lượng giáo dục giữa các bên. “Ngay bây giờ Bộ Giáo dục phải giúp xã hội đồng thuận quan điểm chất lượng là gì, không để tình trạng người người nói hai chữ chất lượng nhưng cách hiểu hoàn toàn khác nh൲au. Như vậy mới tránh được💜 sự hỗn loạn”, ông Minh nhận định.
Bà Hoàng Thị Tuyết (Đại học Mở TP HC✃M) cũng khẳng định cần xây dựng một khung khái niệm trong lĩnh vực giáo dục để cung cấp định hướng và hướng dẫ♕n cho việc thiết kế chương trình và các thành tố cấu thành chương trình.
⛦“Khung khái niệm này được dùng như một cơ sở để dựa vào đó các mục tiêu thực hiện được kiểm chứng và đánh giá, tạo điều kiện cho vওiệc đánh giá chương trình một cách hệ thống”, bà Tuyết nói.