Mới đây, TAND TP HCM tuyên buộc những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của một Việt kiều phải trả cho luật gia Đặng Đình Thịnh 68 tỷ đồng theo hợp đồng hứa thưởng nếu đòi🌼 được nhà cho thân ღchủ.
ജKhu nhà đất rộng gần 1.000 m2 tại quận trung tâm Sài Gòn thuộc sở hữu của vợ chồng bà Vương Thị Khanh. Khi gia đình bà xuất cảnh, khu nhà đất được UBND TP HCM quản lý theo diện "v🔥ắng chủ".
Năm 2007, sau khi về Việt Nam, bà Khanh và con trai muốn đòi lại căn nhà nên đã thuê luật gia Thịnh tư vấn và đứng ra làm việc với các cơ quan chức năng. Ban đầu họ lập hợp đồng hứa thưởng cho ông Thịnh 15% trên tổng giá trꦍị nhà đất nếu đòi được. Do việc khiếu nại đòi nhà gặp nhiều khó khăn, mẹ con bà Khanh tăng số tiền hứa thưởng lên 35%.
Đến giữa năm 2011, mẹ con bà Khanh được các cơ quan chức năng trả lại nhà. Giá trị khu nhà đất hiện lên đến hàng trăm tꦚỷ đồng. Với mức hứa thưởng này, khoản tiề👍n luật gia được nhận là khá lớn. Tuy nhiên, để được ghi nhận công sức đã bỏ ra, luật gia Thịnh phải mất 5 năm đi gõ cửa các cơ quan chức năng và 10 năm theo đuổi vụ kiện do thân chủ không thực hiện hợp đồng hứa thưởng.
Theo luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn Luật sư TP HCM), khách hàng khi tìm đến luật sư đều đặt niề💟m tin và kỳ vọng vụ việc mình đang gặp vướng mắc được giải quyết, lấy lại tài sản, danh dự hoặc được bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp... Do đó, ngoài việc ký hợp đồng trả thù lao theo thỏa thuận, họ sẵn sàng ký thêm hợp đồng "hứa thưởng" cho luật sư với số tiền rất lớn, nếu giúp họ đạt được kết quả như mong muốn.
Luật sư Hoan dẫn chứng, ông từng được khách hàng thuê tư vấn đòi lại nhà đất nhờ chị họ đứng tên giúp. Ngoài tư vấn dựa trên quy đౠịnh pháp luật, ông cũng muốn giúp các bên có thể hàn gắn mối quan hệ tình thân. Tuy nhiên, vì bức xúc với phản ứng của người chị họ, thân chủ cương quyết đòi lại tài sản mà không chịu nhượng bộ. Họ sau đó hứa thưởng thêm cho luật sư 2/3 giá trị tài sản (tương đương gần 40 tỷ đồng) nếu đòi được, ngoài chi phí theo thỏa thuận ban đầu.
"Việc thân chủ hứa thưởng cho luật sư được xem như là sự khích lệ, mong muốn luật sư làm việc hết sức để đạt được kết quả tốt nhất như mong muốn. Tuy nhiên, điều này thường đi kèm với điều kiện ph🦩ải ♕đạt kết quả như mong muốn", luật sư Hoan nói.
Luật sư Bùi Qua✱ng Nghiêm (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết, trong thực tiễn, đối với các vụ án dân sự, ngoài khoản thù lao cho luật sư, một số hợp đồng dịch vụ pháp lý,🌠 các bên còn thỏa thuận về việc khách hàng sẽ trả cho luật sư một khoản tiền thưởng hoặc "phí thành công".
"Khoản tiền này khác với thù lao luật sư ở chỗ, nꦏó chỉ được trả khi thực hiện dịch vụ pháp lý có kết quả thành công. Tiền thưởng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào giá trị của vụ việc và khả năng thành công do các bên tự đánh giá", luật sư Nghiêm nói và cho rằng các thỏa t🅠huận này không trái với quy định của pháp luật.
Theo luật sư Nghiêm, sở dĩ có việc hứa thưởng là do có nhiều vụ việc khó, phức tạp mà chính luật sư cũng như khách hàng không thể tiên liệu được kết quả thế nào tại thời điểm ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Nếu thỏa thuận mức thù lao quá cao mà kết quả không thà🐬nh công thì thiệt th♋òi cho khách hàng, tức khách hàng "mất cả chì lẫn chài". Ngược lại, nếu thỏa thuận mức thù lao thấp thì sẽ thiệt thòi cho luật sư vì họ phải đầu tư nhiều công sức vào vụ việc đó.
Công việc của luật sư mang tính chất phức tạp, không có tiêu chí hoặc căn cứ rõ ràng, khách qu🧔an để đánh giá. Nếu lấy kết quả giải quyết vụ việc để đánh giá chất lượng dịch vụ pháp lý hoặc việc hoàn thành nghĩa vụ của luật sư thì có thể không chí🍌nh xác và thỏa đáng. Bởi kết quả giải quyết vụ việc còn phụ thuộc vào cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư.
"Do đó việc hứa thưởng có thể được xem là giải pháp để dung hòa q🦹uyền lợi các b🍃ên", luật sư Nghiêm nói.
Cùng quan điểm, luật sư Mai Thanh Bình (Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật) cho biết thêm, pháp luật không giới hạn mức thù lao và hứa thưởng giữa luật sư và thân chủ trong các vụ án dân sự, hành chính. Tuy nhiên, đối với án hình sự, theo quy 💝định tại khoản 1 Điều 56 Luật Luật sư, thì mức thù lao "không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủ quy định". Tức là, việc thỏa thuận về mức thù lao lại bị giới hạn và các bên không được ký hợp đồ꧃ng "hứa thưởng".
Ngoài ra, k💮hoản 1 Điều 18 Nghị định 123/2013 của Chính phủ quy định: "Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật, thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ quy định tại khoꦇản 1 Điều 55 của Luật luật sư và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc. Nhưng mức cao nhất cho một giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định".
Mức lương cơ sở hiện nay theo quy định là 1.490.🐽000 đồng/tháng. Như vậy, mức thù lao luật sư cao nhất cho một giờ làm việc trong vụ án hình sự không được vượt quá 447.000 đồng.
Ngân Nga