Đầu tháng 10, chị Trần Thanh Thảo (25 tuổi) cùng chồng đến VNVC quận 12 (TP HCM) để tiêm vaccine HPV. Chị Thảo cho biết hai năm trước bị ra máu và tiết dịch âm đạo bất thường, được xét nghiệm phát hiện nhiễm chủng virus HPV 16 và chẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Sau khi điều trị ổn định, bác sĩ chỉ định tiêm một số loại vaccine, trong đó có vaccine phòng 9 chủng virus HPV để tránh nhiễm thêm chủn🔯g virus HPV khác gây các bệnh lý đường sinh dục như mụn cóc sinh dục và ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn...
Trường hợp anh Nguyễn Văn An (24 tuổi), nhiễm chủng 11 của༒ HPV gây sùi mào gà, phải điều trị nhไiều lần. Bác sĩ khuyến cáo anh tiêm vaccine HPV để tránh tái nhiễm, nhưng An chưa đi tiêm do còn phân vân hiệu quả của vaccine sau khi đã nhiễm bệnh.
Nguyễn Thị Phương (27 tuổi) cho biết đã quá độ tuổi tiêm HPV tốt nhất và dự định nếu xét nghiệm nhiễm HPV sẽ không tiêm vaccine này, vì cho rằng đã nhiễm thì tiêm chủng không có hiệu quả. Khi có kết quꦰả xét nghiệm âm tính, Phương mới sắp xếp thời gian để tiêm vaccine.
BS Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa 🐈Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết HPV có hơn 100 chủng khác nhau, việc nhiễm một chủng HPV trước đó không làm giảm nguy cơ nhiễm chủng khác hoặc tái nhiễm. Ví dụ nghiên cứu năm 2017 đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, cho thấy nhiễm chủng HPV 16 ban đầu làm tăng 20 lần khả năng tái nhiễm sau 1 năm và khả năng tái nhiễm sau 2 năm cao hơn 14 lần. Một nghiên cứu khác vào năm 2012, cho thấy nam giới có xu hướng nhiễm nhiều chủng HPV cùng một lúc, ít trường hợp nhiễm đơn lẻ một chủng.
Vì vậy, những người đã nhiễm bệnh do HPV trước đó vẫn cần tiêm vaccine để phòng ngừa các chủng virus nguy cơ cao gây các bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn.꧒.. và phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm. Chẳng hạn, chủng virus HPV 16, 18 gây ra khoảng 75% ca ung thư cổ tử cung. Chủng HPV 16 là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư vòm họng. Ngoài khả năng dẫn đến ung thư cổ tử cung, virus còn có khả năng gây ung thư trực tràng, ung thư âm đạo, dương vật, hầu họng...
TS.BS Vũ Hữu Khiêm, Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết thêm, 80%-90% các trường hợp nhiễm virus HPV thường không rõ thời điểm, nguồn lây, không biểu🃏 hiện triệu chứng. Khoảng 10% ca nhiễm sẽ tiế💟n triển thành các tổn thương, có thể ở mức độ nhẹ như u nhú sinh dục hoặc chuyển ung thư.
BS Khiêm nhận định, khó xác định nguồn lây nhiễm HPV có thể là lý do khiến các ca mắc gia tăng. HPV có thể lây qua 🤪đường tình dục, từ mẹ sang con, qua các vật dụng có chứa chất tiết nhiễm virus của người bệnh, qua da kề da và các vết thương hở.
"Virus HPV đang nổi lên👍 và độ nguy hiểm không hề kém so với virus gây viêm gan B. Các bệnh do HPV gây rꦡa nguy hiểm cả ở nam và nữ, do đó cần chú trọng công tác phòng ngừa và phổ biến kiến thức cho người dân", bác sĩ Khiêm cho biết.
Các chuyên gia cho rằng biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine ngừa HPV đúng tuổi, đúng lịch, tiêm ngừa khi có chỉ định💟. Ngoài phòng nhiễm bệnh lần đầu, vaccine HPV vẫn có giá trị 🥀bảo vệ trước các nguy cơ tái nhiễm hoặc nhiễm nhiều chủng khác nhau, áp dụng được cho những người đã quan hệ tình dục hoặc đã sinh con.
Với trường hợp đã nhiễm bệnh, cần điều trị bệnh ổn định trước khi ▨tiêm ngừa🃏. Việc tiêm ngừa không thể loại trừ hoàn toàn khả năng nhiễm virus HPV. Vì vậy, mọi người cần có lối sống tình dục an toàn, giữ gìn vệ sinh cá nhân và tái khám, tầm soát sớm các loại ung thư để kịp thời điều trị.
Đối với trường hợp nữ giới từng có tiền căn nhiễm HPV hoặc ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm và đã điều trị dứt điểm, BS Chính cho biết vẫn cần thường xuyên ✨thực hiện các xét nghiệm tầm soát theo chỉ định của bác sĩ, để phòng nguy cơ tái nhiễm HPV hoặc bệnh tiếp tục tiến triển.
Theo bác sĩ Chính, vaccine HPV được chỉ định tiêm cho cả nam và nữ 🧔giới từ 9 đến 26 tuổi. Để tăng độ bảo vệ, một số quốc gia trên thế giới đã triển khai tiêm vaccine ngừa HPV cho nam và nữ giới từ 27 đến 45 tuổi chưa tiêm chủng. Nam và nữ giới trên 26 tuổi vẫn có thể tiêm vaccine phòng HPV nhưng hiệu quả không đạt tối ưu ไnhư độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi.
Hiện có 2 loại vaccine HPV gồm Gardasil (Mỹ) ngừa 4 chủng virus HPV 6, 11, 16, 18; Gardasil 9 (Mඣỹ) ngừa 9 chủng virus HPV bao gồm 6, 11, , 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Trong đó, phác đồ tiêm Gardasil 9 ở trẻ từ 9-14 tuổi gồm 2 mũi để đạt miễn dịch bảo vệ tối ưu và phác đồ của người từ 15 đến 26 tuổi là 3 mũi để đạt hiệu quả miễn dịch.
"Garda♕sil trước đây chỉ tiêm được cho nữ giới. Nay đã có Gardasil 9 tiêm được cho cả nam và nữ, các bạn thuộc giới LGBTQ+. Đây là cơ hội♑ để phòng ngừa sớm cho tất cả mọi người", bác sĩ Chính nói.
Nhật Linh