Tại❀ Campuchia vừa qua, Malaysia thiếu sáu chiếc để hoàn thành chỉ tiêu 40 HC vàng. Họ lần đầu đứng thứ bảy toàn đoàn, kém 17 HC vàng so với đoàn đứng thứ sáu Singapore. Dù vượt chỉ tiêu 𝓰HC bạc (45 so với 37), và HC đồng (96 so với 64), Malaysia vẫn trải qua đại hội tệ hại về mặt thành tích.
Trước SEA Games 32, xét về vị trí, Malaysia từng hai lần đứng thấp như lần này khi đều xếp thứ sáu toàn đoàn với 15 HC vàng tại Singapore 1983 và 39 HC vàng tại Việt Nam 2021. Nhưng năm 1983, đạ𝓡i hội chỉ có bảy nước tranh tài. Còn nă🌠m 2021, Malaysia vẫn đạt số HC vàng cao hơn tại Campuchia năm nay.
Lần gần nhất Malaysia đoạt HC và𝔉ng ít hơn tại một kỳ SEA Games trước kỳ tại Campuchia vừa qua là năm 1995, với 31 chiếc tại Thái Lan. Nhưng khi đó, đại hội có số nội dung thi đấꦡu ít hơn và Malaysia vẫn đứng thứ năm toàn đoàn.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 25/5 về kết quả nghèo nàn của đoàn nhà tại SEA Games 32, Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia Hannah Yeoh đưa ra một số lý do. Đầu tiên, bà cho biết tinh thần các VĐV xuống thấp do chính trị nước nhà thiếu ổn định. "Trong bốn năm, chúng ta thay ba Thủ tướng và ba B☂ộ trưởng thể thao", bà Yeoh nói. "Đây không phải lý do duy nhất, n🔴hưng có ảnh hưởng đến thành tích kém của các VĐV tại SEA Games".
Bà Yeoh nhậm chức từ ngày 3/12/2022. Nữ Bộ trưởng thừa nhận có ít thời gian chuẩn bị cho SEA Game🐻s hơn các vị tiền nhiệm.
Vì bất ổn chính trị, việc giải ngân ngân sách cho cơ sở vật chất và đào tạo VĐV bị gián đoạn, ảnh hưởng đến kết quả thi đấu. Nhiều VĐV cũng mất cơ hội cọ xát tại các giải đấu nên không chuẩn bị ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚtốt nhất cho SEA Games 31, Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung ở Anh, và mới nhất là SEA Games 32 tại Campuchia. "Các liên đoàn và VĐV nói với tôi rằng các nước láng giềng đã tiến bộ trong bốn năm qua, còn chúng ta bận rộn với chính trị", bà Yeoh nói tiếp.
Theo nữ Bộ trưởng này, việc Campuchia hủy nhiều nội dung thế mạnh như bắn cung, bắn súng... và hạn chế VĐV nước khác dự các môn võ cũng khiến Malaysia mất khoảng 18 HC vàng. "93 trong 584 bộ huy chương thuộc về các môn truyền thống của Campuchia", bà Yeoh cho biết. "Chủ nhà còn nhập tịch nhiều VĐV và thay đổi quy định về độ tuổi ở nhiều nội du💟ng, từ đó thu hẹp khả nă൩ng giành huy chương của Malaysia".
Sự thiếu đoàn kết ở các đội tuyển cũng được xem là nguyên nhân, tiêu biểu là đội tuyển bơi. Marilyn Chua - cựu kình ngư từng dự Olympic 2000, nay là HLV đội bơi bang Selangor - nói rằng có văn hóa "độc hại và tiêu cực" trong đội bơi Malaysia. "Các học trò của tôi rơi nước mắt khi lên đội tuyển quốc gia", nữ HLV 42 tuổi nói với AFP. "Làm sao họ có thểไ thi đấu troꦰng môi trường không có lợi cho sự phát triển?".
Ở SEA Games 32, đội bơi Malaysia chỉ giành một HC vàng của Khiew Hoe Yean ở nội dung 200m tự do nam. Thành tích bơi của họ tụt đến mức báo động từ đại hội trên sân nhà năm 2017, trong khi Thái Lan, Việt Nam và Philippines ngày càng tốt lên. Bà Chua nói sự sa sút đã di𒊎ễn ra 20 năm qua ở một đội tuyển ܫthiếu đoàn kết, lãnh đạo, công bằng và minh bạch trong tuyển chọn. "Tôi đã tham dự rất nhiều giải quốc tế nhưng chưa bao giờ chứng kiến đội tuyển cùng đoàn kết cổ vũ cho nhau", Chua cho hay.
Hiếu Lương (theo New Straits Times)