Sau vụ sạt lở đất ở xóm Khanh (xã Phú Cường, Tân Lạc, Hòa Bình) làm nửa quả đồi sạt xuống,🌱 vùi lấp 18 người và đến hôm nay vẫn chưa tìm thấy hết thi thể, câu hỏi được nhiều người trăn trở là vì sao và cá🐽ch gì để phòng chống.
Chính quyền cảnh báo muộn
Xóm Khanh với 30 hộ dân sinh sống trải dài trên diện tích hàng chục hécta, nằm dưꦉới một thung lũng, bao bọc bởi những quả đồi cao 150-🐷300 m. 7 ngôi nhà bị vùi lấp nằm dưới chân thác Khanh, quanh năm nước chảy.
Sống gần chân thác Khanh, anh Bùi Văn Dũng cho biết, cả tháng nay mưa nhiều nhưng nhà chức trách không cảnh báo gì. Đến tối 11/10, nước ở trê📖n đ♛ồi không chỉ đổ xuống thác Khanh mà lan rộng ra hàng trăm mét như thác Bản Giốc (Cao Bằng). Thấy hiện tượng lạ, trưởng thôn đến vận động các hộ dân di dời.
"Vừa dỡ được một nhà bếp thì trời mưa to nên gia đình tôi tạm dừng và đến 1h30 sáng 12/10 thì núi lở", anh Dũng kể. Anh Dũng cùng 3 người trong gia đình đã thoát chết hy hữu khi ngôi nhà sàn bị vùi lấp. Trước đó khoảng một tuần, anh Dũng cũng thấy nứt ở vách núi sau nhà, tuy nhiên không có ai cảnh báo, không biết di chuy𝓀ển đi đâu nên gia đình vẫn bá🌄m trụ.
Thừa nhận việc địa phương không n✨hận thấy dấu hiệu sạt lở mà chỉ thấy nước lũ dân♉g cao, ông Bùi Văn Khải, Chủ tịch xã Phú Cường cho biết trước thời điểm xảy sạt lở một ngày, lãnh đạo xóm đã vào vận động hai hộ dân ở chân thác di chuyển lên địa bàn cao hơn.
"Tuy nhiên chúng tôi vận động để tránh nước lũ dâng caoཧ chứ chưa tính đến phương án núi lở. Địa điểm được cho là cao nhất để di chuyển các hộ dân lên cũng đã bị vùi lấp sau trận lở", ông Khải nhấn mạnh.
Mưa lớn, dự báo không sát thực tế
Nói v൲ề nguyên nhân sạt lở, ông Đinh Công Sứ, Chủ tịch UBND huy🌸ện Tân Lạc cho rằng trời mưa quá lớn, kéo dài trong nhiều ngày, lượng nước từ trên núi, khe suối, hang đá đổ dồn về thác Khanh. "Đây là trận lũ và sạt lở lớn nhất trong lịch sử ở Hòa Bình", ông Sứ nhấn mạnh.
Từ góc độ cơ quan dự báo, ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc♎ Trung tâm khí tượng thủy văn quốc 𝓡gia, giải thích do tác động của cả không khí lạnh và áp thấp nhiệt đới nên Thanh Hóa, phía nam đồng bằng Bắc Bộ và một số tỉnh phía tây như Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình có mưa rất to.
"Thông thường vào mùa thu, chỉ không khí lạnh, hoặc áp thấp nhiệt đới đã gây mưa to. Nhưng mấy ngày qua hai hình thái này kết hợp nên gây mưa lũ khủng khiếp", ông 💜Hải nói. Tại Hòa Bình, chỉ trong 6 tiếng lượng mưa đã lên gần 300 mm, cả ngày lên tới 500 mm. Lần đầu tiên hồ Hòa Bình phải mở 8 cửa xả đáy.
Cho rằng cơ quan khí tượng dự báo chưa sát thực tế, tại cuộc họp Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai ngày 13/10, ông Nguyễn Văn Hải (Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiê🎐n tai) dẫn chứng: Bản tin lúc 15h15 ngày 10/10 dự báo lưu lượng nước về hồ lần lượt là 3.800 m3/s và 2.900 m༒3/s, tuy nhiên lưu lượng nước về hồ thực tế lớn hơn rất nhiều, 9.300 m3/s và 11.200 m3/s.
Phá rừng, khai thác khoáng sản
Tại hội thảo về sạt lở đất, lũ quét và giải pháp cho sự phát triển bền vững ngày 14/10, PGS.TS Vũ Mạnh Lợi, nguyên Viện phó Xã hội học, cho rằng sạt lở ꦿnúi là do tác động của cả thiên tai và con người. "Chúng ta phá rừng đầu nguồn, khai thác khoáng sản lâm sản không theo quy hoạch, nhiều hầm mỏ được đào bới lung tung đã gây tác động tiêu cực đến môi trường", ông 🤪Lợi nói.
Cùng với đó là tác động của công trình hạ tầng ngầm, người dân xây nhà ở khe suối, chân taluy. "Nhân dân ta rất liều, ở luôn nơi nguy hi🥂ểm. Có thể bà con không nắm được song trách nhiệm của địa phương cần cảnh báo. Dựng nhà ở chân núi làm thay đổi, tắc nghẽn dòng chảy, gia tăng lũ quét", ông Lợi phân tích.
GS.TS Nguyễn Bá Kế, nguyên Viện trưởng Khoa học công nghệ xây dựng, Bộ Xây dựng, cũng cho rằng nguyên nhân gây sạt trượt chủ yếu là sự thay đổi môi trường, sự can thiệp của con người và🥀o tự nhiên.
"Trước đây, sạt lở đất xảy ra ít hơn. Những can thiệp xây dựng không theo quy định đã làm thay đổi dòng chảy, độ ẩm, sự tíc♋h nước của đất, dẫn đến sạt l🍎ở. Yếu tố dân sinh (khai thác, phá rừng, đào đường) làm mất đi sự cân bằng, ổn định của đất”, ông Kế nói.
Cách nào chống sạt lở?
Theo PGS Vũ Mạnh Lợi, nếu mỗi người dân biết chuẩn bị và được trang bị kỹ năng phòng chống thiên tai thì sẽ giảm thiểu rủi ro. Hiện việc tuyên truyền kiến thức kỹ năng phòng chống thảm họa không tốt. Ông lấy ví dụ khi người Mỹ cảnh báo bão đã hướng dẫn người dân tích trữ nước, che cửa sổ, sơ tán dân... khiến thiệt h🌜ại về người không lớn.
TS Đinh Văn Tiến, Viện Khoa học công nghệ và giao thông vận t෴ải, cho rằng để có giải pháp phòng chống hiệu quả, cần cái nhìn tổng quan ở tầm vĩ mô, có các công cụ hữu hiệu để quản lý, nꦓhư xây dựng cơ sở dữ liệu vùng nguy cơ; xây dựng hệ thống quan trắc tại các địa phương; lập bản đồ cơ bản như nhận dạng trượt đất, đánh giá khu vực nhạy cảm, đánh giá rủi ro các điểm từng trượt lở, khu vực ảnh hưởng khi trượt đất.
Giải pháp đối phó khi có sạt lở đất là thiết lập hệ thống thông tin công cộng để dự báo và cảnh báo cho cộng đồng, lập hệ thống giám sát khu vực, có kế hoạch sơ tán dựa trên bản đồ tí✅ch hợp, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm...
Sạt lở núi ở Hòa Bình làm nhiều người chết.
Theo PGS Nguyễn Bá Kế, nhiều nước có chương trình quản lý sạt trượt rất tốt, bố trí các điểm dân cư tránh vùng nguy hiểm. Các điểm dân cư trong vùng nguy hiểm được củng cố, gia cường. Như Thuỵ Điển chỉ dự báo sạt lở ở những vùng quan trọng bằng hệ thống tự động. Hệ thống trị giá 200-300 triệu USD này thông báo về độ ẩm, nguy cơ sạt trượt. Còn Nhật Bản có hệ thống quan trắc từ máy bay và vệ tinh, thống kê 🃏các điểm cảnh báo, kết nối với vệ tinh và gửi về trung tâm.
“Về giải pháp công nghệ, các nhà khoa học Việt Nam đều biết cả, nhưng mình không đủ tiềm lực kinh tế và kỹ thuật để áp dụ💞ng. Lắp đặt là một chuyện, quản l🌱ý hệ thống phân tích cảnh báo là chuyện khác, phải đào tạo cả hệ thống quản lý các trạm quan trắc”, ông Kế nói.
Theo Ban chỉ đạo tr🍰ung ương về phòng chống thiên tai, các năm 2000-2014 cả nước xảy ra 250 trận lũ quét, sạt lở đất, làm chết và mất tích 640 người, bị thương 350 người, thiệt hại trên 3.300 tỷ đồng. Con số thiệt mạng do trượt lở đ🧸ất hàng năm vẫn tăng đều. Triển khai đề án phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất đá vùng miền núi, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) ghi nhận có♔ 10.260 điểm đang có nguy cơ sạt lở đất tại 10 tỉnh miền núi phía bắc, trong đó 2.110 điểm nguy cơ có khối lượng trượt lớn, rất lớn và đặc biệt lớn. Nghiên cứu của Viện Khoa học công nghệ giao thông vận tải, Bộ Giao thông Vận tải - cho🌳 thấy, Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của bão, lượng mưa trung bình năm cao, địa hình chủ yếu là vùng núi, hoạt động kiến tạo cổ tạo ra các đứt gãy có quy luật theo hướng tây bắc - đông nam. Hoạt động sụt trượt đất đá trên các tuyến đường thuộc mức trung bình cao so với thế giới. |