Ông Nguyễn Anh Đức là giáo viên tiếng Anh, tác giả viết sách, nổi tiếng với những phương pháp giảng dạy ngoại ngữ sáng tạo, hiệu quả. Ông cũng là nhà quản trị doanh nghiệp nhiều năm kinh nghiệm. Dưới đây là quan điểm của ông Đức về chính sách ưu tiên chứng chỉ ngoại ngữ trong tuyển sinh đại học.
Gần đây có nhiều ý kiến về việc các trường đại học ưu tiên chứng chỉ IELTS trong xét tuyển thẳng sẽ thể gây ra mất công bằng. Tuy nhiên, thực tế phát triển giáo dục và nguồn nhân lực Việt Nam lại cho thấy sự cần thiết ๊của giải pháp này trong tuyển sinh đại học, vì những lý do sau:
Thứ nhất phải nhận thức chính xác rằng chỉ nên coi IELTS l🐻à một chứng chỉ tiếng Anh phổ thông chứ không phải cao cấp, nên việc đạt chứng chỉ này với điểm số tốt là điều bình thường. Tức là chúng ta phải đặt IELTS đúng vị trí của nó, không phải một chứng chỉ dành riêng cho người giàu hay ở những khu vực thuận lợi hơn.
Bài thi IELTS có lịch sử phát triển từ 1980, qua hơn 40 năm, chỉ tập trung đánh giá năng lực giao tiếp tiếng Anh với bốn kỹ năng cho người có kiến thức phổ thông, tức là từ học sinh trung học phổ thông, chứ không đòi hỏi kỹ năng hay hiểu biết chuyên môn sâu bất cứ lĩnh vực nào. Trang bị IELTS cũng là trang bị nền tảng ngôn ngữ tối thiểu cho quá trình học tập𝕴 nghiên cứu cao hơn ở bậc đại học và sau đại học, nên việc này cần hoàn thành ở bậc phổ thông, khi mà kiến thức và sự sẵn sàng học ngoại ngữ của học sinh là tốt nhất. Không nên chờ đến khi vào đại học mới hoàn thiện tr𝐆ình độ tiếng Anh, vì sinh viên phải có sẵn vốn ngoại ngữ để phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu cao hơn.
Thứ hai, phải khẳng định rằng các trư🌌ờng đại học chọn chuẩn ngoại ngữ quốc tế để tuyển đầu vào - nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn bị đội ngũ nhân sự đáp ứng các đòi hỏi cao củꦕa quốc tế - là điều tất yếu. Nếu nhìn vào thực tế nhiều năm qua, sinh viên Việt Nam tốt nghiệp đại học nhưng vẫn bị các doanh nghiệp nước ngoài chê vì năng lực ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng còn kém, dù năng lực chuyên môn tốt, chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau khó xoa dịu của các trường đại học. Chính các cử nhân, kỹ sư cũng cảm nhận rõ sự thiệt thòi này khi phải chấp nhận làm việc với mức lương thấp hơn năng lực, và bỏ phí cơ hội tiếp tục học cao hơn hoặc làm việc ở những vị trí tốt hơn chỉ vì trình độ ngoại ngữ.
Chính vì thế, nếu tuyển được sinh viên ngay từ đầu vào đã có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế thì các trường đại🤪 học chỉ ꩵcần tập trung đào tạo chuyên môn và tiếng Anh chuyên ngành, thay vì phải đào tạo lại một yêu cầu mang tính phổ thông.
Thứ ba, học IELTS hiện nay khá rẻ và không có rào cản đáng kể với học sinh vùng sâu, xa. Với sự phát triển mạnh của Internet và thiết bị di động, các kênh thông tin, bài giảng về IELTS trên mạng, không khó cho học sin🌼h ở bất cứ đâu tiếp cận chứng chỉ này. Đồng ý rằng học sinh có điều kiện thuận lợi hơn sẽ thuê được giáo viên giỏi hơn để dạy, nhưng nếu người học không chủ động học tập chăm chỉ thì giáo viên giỏi mấy cũng không thể giúp học sinh đạt điểm cao. Nói một cách chính xác, nếu người học đã quyết tâm, thì kho bài giảng, các video nói về từng chủ đề, các loại báo chí tiếng Anh đã đủ để chinh phục chứng chỉ mà không mất nhiều chi phí. Cho nên nếu nói IELTS tạo ra bất bình đẳng cho người có thu nhập tﷺhấp thì tôi không đồng tình. Nếu có bất bình đẳng ở đây thì là bất bình đẳng giữa người có ý chí chinh phục IELTS và người không có chí.
Tôi rất tâm đắc và muốn chia sẻ với các bạn học sinh thành ngữ tiếng Anh: "There’s a will, there’s a way" (Nơi nào có ý chí, ở đó có con đường). Chỉ cần bạn có ý chí thì sẽ luôn tìm ra cách học v💃à đạt điểm thi𒀰 IELTS cao.
Còn các trường đại học hiện áp dụng rất đa dạng phương thức tuyển sinh. Nếu chưa kịp có chứngꦬ chỉ IELTS, bạn vẫn có thể dự thi bằng các hình thức khác.
Cuối cùng tôi🌺 tin chắc nếu các đại học duy trì tuyển sinh đầu vào căn cứ vào điểm thi IELTS như hiện nay, chỉ một vài năm nữa mặt bằng trình độ tiếng Anh của học sinh phổ thông ở Việt Nam sẽ được nâng lên rất cao.
Từ đó có thể tự tin về một diện m🎃ạo mới của các trường đại học Việt Nam ở chất lượng sinh viên 🍸ra trường, chất lượng nghiên cứu quốc tế, và chất lượng cạnh tranh trên thị trường.
Nguyễn Anh Đức