Báo chí, mạng xã hội phản ánh rất nhiều vài năm gần đây về tình trạng người đi xe đạp thể thao rủ nhau cả vài chục người chạy lên đường cao tốc, nhưng tình trạng này không hề thuyên giảm, thậm chí ngày càng tồi tệ. Lâu lâu thấy CSGT ra quân xử phạt, nhưng rồi "đâu lại vào đó". Họ không sợ chết đ༺ã đành, họ còn không sợ luật, và co𒈔i thường luật luôn.
Theo tôi, lý do lớn nhất chính là vì hiện nay xe đạp, dù đắt tiền hay rẻ, được coi là xe thô sơ trong luật, và không được quản lý theo biển số như các phương tiện xe máy, ôtô. Mà chính vì không có gì để biết xe này là của ai, nên họ vô tư vi phạm. Nếu bị CSGT phạt, nộp 400.000-600.000 đồng theo quy định của Nghị định 100/2019 là xong. Mà những người🥀 có tiền chơi xe này, vài trăm nghìn với họ chắc cũng như uống cốc nước.
Chẳng may bị người khác quay video, thì xe không có biển, người thì đội mũ, đeo kính, rất khó xác định là ai, vậy thì chắc cũng khó để truy đến cùng. Mà kể cả có truy đến cùng, thì vẫn mức phạt ༺th𝕴ế kia, đúng là không đủ tính răn đe.
Bây giờ tôi ✱giả sử xảy ra trường hợp ôtô trên cao tốc đâm vào những người đi xe đạp này, vậy thì tài xế ôtô có bị phạm các lỗi như không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra tai nạn hay không? Hoặc tồi tệ hơn nữa là nạn nhân bị chấn thương nặ🅠ng, nguy hiểm tính mạng, thì các tài xế có bị truy tố hình sự không?
Nếu vẫn còn sử dụng chế tài nhẹ nhàng thế này, thì thực sự tôi nghĩ không thể nào xóa bỏ được những hành động ngồi trên luật pháp. Tôi đề xuất các giải pháp sau, cần luật hóa để xử lý triệt để: tăng mức phạt vi phạm lên gấp 10 lần, tạm giữ phương🌊 tiện trong một khoảng thời gian, đóng phí trông giữ phương tiện sau khi hết khoảng thời gian bị tạm giữ. Với những người này họ quý chiếc xe của mình lắm, nên chỉ cần phơi mưa nắng 1-2 tuần thôi chắc xót xa lắm rồi.
Các độc giả có phươ♕ng án nào khác, hãy cùng đề xuất để đường cao tốc của chúng ta sạch bóng những con người nhân danh thể thao mà vi phạm pháp luật nhé.
Độc giả Lê Tuấn