Đọc chia sẻ các bài "Nên thi gan với xe đi lấn làn ngược chiều" và "Thi gan𓆏 với xe đi ngược chiều là chuốc nguy hiểm cho mình" của hai độc giả Ngọc Minh và Tò, tôi hoàn toàn ủng hộ quan điể🦄🥃m của hai độc giả vì một số lý do sau:
Thứ nhất, luật giao thông đường bộ và các quy định pháp luật có liên quan quy định quyền cưỡng chế, xử lý, xử phạt vi phạm trong việc sử dụng làn đư🔴ờng của người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông là các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an, Thanh tra đường bộ và các cơ quan có thẩm quyền൩ theo quy định, không thuộc phạm vi trách nhiệm của người tham gia giao thông.
Do đó, việc một số chủ phương tiện khi tham gia giao thông thực hiện việc chặn xe ngược chiều, thi gan với phương tiện vi phạm, thậm chí🔯 tôi còn thấy một số phương tiện đi đúng chiều còn chèn ép, không cho phương tiện đi sai làn được quay đầu hoặc nhập đúng làn là các hành vi trục tiếp gây ùn tắc, nguy hiểm đối với các phương triện tham gia giao thông trên đường và gián tiếp vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Thứ hai việc "thi gan với xe đi ngược chiều là chuốc nguy hiểm cho mình", vì trong một số trường hợp, người đi ngược chiều nóng nảy, không làm chủ được bản thân có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho cả hai, "nguy hiểm hơn, chẳng may gặp đ♎úng xe mất phanh, họ buộc phải đánh lái sang đường ngược chiều, từ xa xe đi đúng chiều thấy thế lại thích thể hiện lao thẳng lên định chặn đầu, ngờ đâu thành bẹp dúm với nhau".
Vì vậy, việc🤪 phân định đúng sai, ngăn chặn trong quá trình tham gia giao thông không phải là việc của người tham gia giao thông, dù là đi ở chiều đường này hay chiều đường kia mà là việc của các lực lượng chức năng. Việc làm đúng đắn và đúng pháp luật là gửi các bằng chứng vi phạm qua camera hành trình của phương tiện hoặc kiến nghị trích xuất camera lắp trên trục đường đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành xử phạt theo quy định.
Độc giả Nguyễn Tuấn Nghĩa