𝓡Hơn hai năm Covid-19 bùng phát tác động xấu đến sức khỏe tâm thần của người dân thế giới, để lại nhiều vấn đề cho đến ngày nay. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều trẻ em vẫn đang gặp khó khăn khi đi học tại trường, thanh niên cho rằng họ đang trưởng thành chậm hơn so với độ tuổi của mình. Hiện tượng này được các chuyên gia gọi là "pandemic skip", tức là độ tuổi tâm hồn phát triển chậm hơn tuổi thật khoảng hai đến ba năm vì tình trạng phong tỏa thời đại dịch.
Trên trang cá nhân, Casey Corradin, phát thanh viên chương trình Between Us Girlies🐻 đã giải thích về cụm từ này. "Dù đang ở độ tuổi nào, tâm hồn bạn vẫn dừng lại vào năm trước khi đại dịch xảy ra, bởi bạn đã lãng phí ba năm", Corradin nói.
🐎Pandemic skip trở thành cụm từ phổ biến, với 11 triệu lượt xem trên TikTok. Nhiều người dùng chia sẻ lệnh giãn cách xã hội kéo dài cản trở sự phát triển của họ.
🍰"Tôi đang 26 tuổi, nhưng vẫn luôn cảm thấy mình mới 23. Tôi cảm giác mình chưa sẵn sàng để trở thành người lớn, về mặt tinh thần", một người hâm mộ chia sẻ dưới clip của Corradin.
🌺Nova Cobban, nhà tâm lý học ở Anh, mô tả pandemic skip là cảm giác bản thân đã bỏ lỡ các cột mốc quan trọng và cơ hội phát triển, vì cả thế giới gần như "đóng băng" trong ba năm.
𝐆Tại trường đại học, nhiều giáo viên cho biết sinh viên vẫn chưa sẵn sàng đi học trở lại. Họ đã mất quá nhiều trải nghiệm, vốn là thứ tạo cảm giác thời gian trôi qua. Nhiều người thấy cuộc sống bị trì trệ, thay vì tiến lên phía trước, ngày trôi qua không có cảm hứng hay sự đổi mới. Điều đó thay đổi nhận thức của họ về thời gian.
🐼"Hậu quả là trải nghiệm cuộc sống sự phát triển về mặt tâm hồn của họ đi chậm hơn so với độ tuổi thực tế", Cobban nói.
☂Sự lo lắng và chông chênh khiến nhiều người muốn quay ngược thời gian trở lại năm 2018 và sống bằng những trải nghiệm hiện tại.
൩Theo tiến sĩ Cobban, khi mong muốn tự nhiên của con người là được trẻ trung trong tâm hồn gặp phải biến động tâm lý của một cuộc khủng hoảng toàn cầu, con người sẽ cảm thấy bất động. Điều này cản trở sự phát triển bên trong, khiến họ ao ước trẻ lại.
ꦗBáo cáo năm 2022 đăng trên PLOS One chỉ ra hiện tượng "bẻ cong quỹ đạo tính cách, đặc biệt ở người trẻ tuổi sau đợt phong tỏa do đại dịch". Các nhà khoa học cho biết những đặc điểm tích cực liên quan đến quá trình trưởng thành về tâm lý, chẳng hạn tận tâm, dễ chịu đã giảm đi ở người trẻ tuổi. Trong khi đó, các chứng rối loạn thần kinh như lo âu, sợ hãi tăng lên kể từ năm 2020.
ꦜCobban cho biết cảm giác phát triển chậm hơn về mặt tâm lý sau đại dịch khá phổ biến. Cuộc sống bị "tạm dừng" trong hai năm, cả thế giới cùng trải qua nhu cầu điều chỉnh và sắp xếp lại cuộc sống. Như vậy, những người đồng trang lứa thường gặp hiện tượng tâm lý như nhau.
ꦚ"Vậy thì chẳng ai bị tụt lại cả. Hãy kết nối với những người chung trải nghiệm để có ý thức cộng đồng, thúc đẩy khả năng phục hồi và đề ra chiến lược ứng phó thích hợp", bà nói.
Thục Linh (Theo NY Post)