Tại buổi lấy ý kiến sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội do Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức tại TP HCM mới đây, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Trần Đình Liệu cho rằng chế độ hưu trí bổ sung được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Năm 2016, Chính phủ ban hành nghị định và thực hiện theo hình thức bả꧂o hi𒊎ểm thương mại, nằm ngoài hệ thống bảo hiểm xã hội.
Theo ông Liệu, sau nhiều năm việc đưa chế độ hưu trí bổ sung sang thương mại chưa thực sự hiệu quả. Do đó ở lần sửa luật này cần xem hưu trí bổ sung là "cái đằng sau của hưu trí cơ bản", 💜cùng hệ thống bảo hiểm xã hội để thực hiện. Người lao động và chủ doanh nghiệp vẫn đóng góp và thụ hưởng theo tài khoản cá nhân.
Với quy định hiện hành, mức lương tháng làm căn cứ đóng tối đa bảo hiểm xã hội bắt buộc không được quá 20 lần tháng lương cơ sở (từ 1/7 là 36 triệu đồng). Những ngườꦕi thu nhập cao hơn có thể tham gia vào quỹ hưu trí bổ sung.
Có hai cách tham gia 🌺quỹ hưu trí bổ sung là cá nhân tự nguyện hoặc cùng doanh nghiệp đóng góp. Người lao động tham gia bằng cách mở tài khoản hưu trí cá nhân tại công ty quản lý quỹ và đóng tiền theo từng kỳ. Số tiền góp dựa 💜trên nhu cầu tích lũy tuổi già của mỗi cá nhân. Khi về hưu, người đóng chọn rút một lần hoặc nhận định kỳ toàn bộ số tiền đã đóng kèm lợi nhuận.
Ở chiều ngược lại, tiền đóng góp vào hưu trí tự nguyện được quản lý bởi các công ty quản lý quỹ. Nhóm chuyên gia của quỹ sẽ thay người đóng đầu tư vào các tài sản sinh lời như tiền gửi tại ngân hàng thương mại, trái 🅷phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư cổ phiếu...
Tuy nhiên, tính đến cuối năm ngo𝔍ái chỉ có 4 công ty kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí bổ sung với tổng tài sản đến 🐎hết năm 2021 là gần 85 tỷ đồng, có 720 lao động thuộc ba doanh nghiệp đóng góp.
Đồng quan điểm, TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên 🎃Phó chủ nhiệm ủy ban Xã hội của Quốc hội, cho rằng khi xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hưu trí bổ sung được xem là một trong ba tầng của hệ thống bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo an sinh cho người lao động khi về già.
Với phần lương vượt trần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động, doanh nghiệp tự nguyện tham gia hưu trí bổ sung trên tin𒆙h thần "giữ tiền cho lao động khi về già". Số tiền đó được đem đi đầu tư tăng trưởng, không bị đánh thuế và được nhà nước bảo hộ giống các quỹ khác cùng hệ thống.
Ông Lợi cho rằng với quan điểm đó lẽ ra khi triển khai nên đưa hưu trí bổ sung vào hệ thống bảo hiểm xã hội bởi cả hai đều mục đích. Tuy nhiên khi hướng dẫn thực hiện thì nghị định của Chính phủ không giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện mà giao Bộ Tài chính. Vì vậy hưu trí bổ༒ sung đi theo mô hình thương mại do các quỹ, công ty ngoài nhà nước thực hiện.
Theo ông Lợ🐲i, do được xác định là hình thức thương mại nên sau nhiều năm số người tham gia không cao. Cho nên đề xuất đưa hưu trí bổ sung về hệ thống bảo hiểm xã hội là phù hợp. Điều quan trọng nhất của 🅺đề xuất này là số tiền đóng góp của lao động và doanh nghiệp được nhà nước bảo hộ nếu đầu tư có rủi ro.
GS.TS Giang Thanh Long, giảng viên cấp cao Đại học kinh tế quốc dân, cho rằng hữu t🦹rí bổ sung nằm cùng🌱 một hệ thống với bảo hiểm xã hội do nhà nước quản lý là cách nhiều nước vẫn thực hiện.
Ví dụ như Trung Quốc, trong tổng số tiền lao độn🍷g đóng góp, 70% sẽ được nhà nước đưa vào vào quỹ hưu trí cơ bản giống bảo hiểm xã hội bắt buộc của Việt Nam. Đây là quỹ chung, chia sẻ rủi ro với nhau, tuân thủ nguyên tắc đóng - hưởng và có sự chia sẻ với nhau. Người lao động về hưu sẽ ꦆđược quỹ chi trả một mức cơ bản cho đến khi qua đời.
30% còn lại được nhà nước phân bổ vào quỹ hưu trí bổ sung dưới hình thức tài khoản cá nhân. Số tiền này được dùng để đầu tư sinh lợi. Khi về già toàn bộ gốc, lãi sẽ được trả cho người đóng để bù đắp một phần thu nhập so với lúc làm việc. Theo ông Long, cách làm này giống như nhà nước giữ tiền, tìm kênh đầu tư๊ giúp người lao động bởi không phải ai cũng có khả năng đầu tư hiệu quả.
"Rất cần thúc đẩy quỹ hưu trí bổ sung vì nhi🏅ều quốc gia làm tương tự", chuyên gia nói. Điều này sẽ giúp hình thành ba lớp đảm bảo thu nhập cho người già gồm trợ cấp xã hội từ ngân sách, hưu trí cơ bản từ quỹ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc đóng – hưởng và hưu trí bổ sung theo tài khoản cá nhân.
Theo GS Giang Thanh Long, khi đưa hưu trí bổ sung về cùng hệ thống bảo hiểm xã hội điều quan trọng là làm rõ số tiền đóng góp được đầu tư như thế nào, kiểm soát rủi ro, cam kết lợi nhuận ra sao. Khi thấy có ꦐlợi và an toàn doanh nghiệp, người lao động sẽ tham gia.
Để làm được điều này số tiền đóng góp vào quỹ hưu trí bổ sung cần tách bạch kênh đầu tư với quỹ bảo🌞 hiểm xã hội. Hiện, 86% số tiền kết dư của quỹ bảo hiểm xã hội đều mua trái phiếu chính phủ, 14% gửi t🔜iền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại. Số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy giai đoạn 2016-2021, tỷ lệ lãi đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội bình quân năm xu hướng giảm dần từ 7,9% của năm 2016 xuống còn 4,39% của năm 2021.
Theo ông Long, cách thức đầu tư như hiện tại không thể hấp dẫn được lao ꧟động bởi "mỗi năm quỹ tr♏ả lãi 7% nhưng lạm phát 8-9% thì không ai mặn mà".
Lê Tuyết