Quyết định của Augusta National hoãn Masters không khỏi làm người hâm mộ golf thất vọng. Nhưng trong ngành y tế cộng đồng, các chuyên g♏ia dịch tễ h📖ọc gọi đây là chiến thuật "san phẳng đường cong" (flattening the curve). Chiến thuật này được áp dụng trong các cơn khủng hoảng y tế, như Covid-19 như hiện nay.
"San phẳng đường cong" là cách chủ động trì hoãn đỉnh dịch nhằm ngăn rủi ro "vỡ trận" trong cả hệ thống y tế. Nếu một số lượng lớn người dân bị nhiễm bệnh cùng lúc, nhu cầu được điều trị của họ sẽ tăng đột biến. Tron𒊎g khi đó, các bệnh viện có năng lực điều trị có thể không đủ trang thiết bị chuyên dụng, giường bệnh, đội ngũ bác sĩ hoặc y tá để phục vụ số đông cùng lúc. Hệ quả là tỷ lệ bệnh nhân nguy kịch hoặc tử vong sẽ tăng nhanh, khiến khủng hoảng trầm trọng hơn.
"Càng nhiều người trẻ và khoẻ mạnh mắc bệnh cùng lúc thì càng nhiều nguồn lây bệnh, và qua tiếp xúc đời sống thường nhật, số người già nhiễm bệnh theo cũng sẽ tăng vì hệ miễn dịch của họ vốn đã yếu. Và thế là hệ thống chăm sóc y tế sẽ chịu áp lực cao hơn và có thể quá tải", Emily Landon, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và dịch tễ học của Đại học Chicago, nói trên tạp chí VOX (Mỹ).
Từ góc độ này, chiến thuật "san phẳng đường cong" mở ra hướng đi phù hợp cho Masters. Tại các sự kiện thể thao quy mô lớn như giải major đầu tiên trong năm của golf, rất nhiều người tham gia tương tác tầm gần với nhau, phổ biến là bắt tay, chạm nắm đấm và sờ vào các đồ vật công cộng hoặc dùng chung nhà vệ sinh... Việc này dẫn đến khả năng tăng vọt tần suất và quy mô lây nhiễm🍒 chỉ trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, việc hoãn Masters cũng là một hình thái "cách ly xã♚ hội" (social distancing) thuộc chiến thuật "san phẳng đường cong". Cách này phân tán đám đông và ngăn tụ tập đông người cùng lúc tại một khu vực nào đó, được thể hiện bằng cách 🅘lập khu cách ly, dừng sự kiện đông người, đóng cửa trường học, làm việc tại nhà, những hoạt động công cộng thứ yếu ở mảng ẩm thực, giải trí... Trên thực tế, vẫn có người mang bệnh nhưng khả năng lây nhiễm lại giảm về số lượng và tần suất.
PGA Tour ước tính có tới 200.0ꩵ00 người đến xem Players Championship. Với số lượng này, bệnh lây quaꦫ đường không khí sẽ có điều kiện lan rộng.
Đã có lập luận rằng golf là môn thể thao ngoài trời nên ít rủi ro lây lan nCoV. Ban đầu, hai golfer Justin Thomas và Jordan Spieth chưa nhận ra vấn đề sau vòng một. "Chúng tôi đánh ngoài trời và ít va chạm cơ thể. Hơn nữa, chúng tôi cũng cảnh giác cao trước dịch", Thomas nói trên Golf.com. Còn Spieth n🅠ghĩ rằng golf khác với các môn thể thao khác, chẳng hạn bóng rổ, bóng đá thường có động chạm cơ thể giữa VĐV với nhau và với người hâm mộ.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Frank Fornari - chuyên gia hàng đầu về dượ♓c lý, xét nghiệm, di truyền học và bệnh tật, cho rằng rủi ro sẽ kéo theo khi tổ chức giải golf giữa lúc Covid-19 bùng phát. "N🌺ếu không ngăn đám đông tụ tập, virus sẽ lây nhanh hơn. Giải tán họ chính là cách làm chậm tiến trình đó", Fornari nói.
Trước khi quyết định huỷ Players Championship, PGA Tour thông báo việc đấu ba vòng cuối không có khán giả trong nỗ lực cứu giải theo chiến thuật "còn nước còn tát". Và rồi điều đó không xảy ra dù "cơ hội lây lan chắc chắn giảm khi ít người hơn". Thực tế là nCoV trong chất dịch cơ thể người bệnh có thể thoát ra môi trường bên ngoài qua hắt hơi, ho, cầm nắm đồ vật... rồi bám vào các bề mặt đồ dùng, tiện ích trong k🃏huôn viên sân, như cờ đánh dấu miệng hố, cào cát, bảng điểm, khu ăn uống... Do đó, nguy cơ vẫn còn.
Tiến sĩ Fornari nói thêm:"Chúng ta không thực sự hiểu nhiều về nCov, phương thức lây lan và n🌠hững điều kiện thuận lợi để nó phát triển. Và như thế, ♑tôi hoan nghênh PGA Tour huỷ giải nhằm góp phần chặn nguy cơ lây bệnh. Đó cũng là thông điệp cho thấy họ quan tâm đến sức khoẻ của mọi người".
Quốc Huy (theo Golf.com & VOX)