Mỗi nămඣ vào vụ thu hoạch, ông Nguyễn Văn Đông, xã Bình An (Thăng Bình, Quảng Nam) canh tác 10 sào lúa thì năm sào ông đưa rơm về nhà, năm sào đốt tại ruộng.
Trước đây ông Đông gặt lúa bằng tay, đưa cả 🐓cây lúa về𝕴 cho vào máy tuốt tách lấy hạt. Sau khi phơi khô, ông chất rơm thành đống, phần làm thức ăn cho bốn con trâu, phần bỏ vào chuồng tạo phân bón cây, phần để làm chất đốt.
"Ngày đó, rơm rạ không chỉ mình tôi mà cả làng ai cũng mang về, bà con quý rơm lắm", ông Đông nhớ l♏ại.
Năm 𝓀năm trước, ông Đông chỉ nuôi hai con trâu nên lượng rơm làm thức ăn gia súc không cần nhiều. Chuồng trâu làm bằng nền xi măng, không dùng rơm rạ bỏ vào, ngày mưa lạnh mới sử dụng. Do đó, ông chỉ lấy rơm của một nửa diện tích canh tác đã đủ cho nhu cầu, số còn lại châm lửa đốt tại ruộng.
“Việc đốt rơm cháy hết gốc rạ nên máy cày đất rất thuận lợi. Hơn nữa đốt rơm cho một lượng tro làm phân bón, khiến đất ruộng tươi xốp, cây lúa♔ phát triển”, ông Đông giải thích.
Lão nông này dù biết đốt rơm gây khó mù, ảnh hưởng đến môi trường, nhưng không đốt thì chẳng biết làm gì. Mỗi♛ mùa gặt, có một số người trồngౠ nấm, chăn nuôi gia súc đến cánh đồng mua rơm, nhưng luôn chọn lựa.
Họ mua 100-200 nghìn mỗi sào và chọn ruộng gần đường, nắng nóng mới mua. Ruộng xa, mất công vận chuyển, khô🍸ng ai mua rơm, thậm chí cho cũng không lấy. Có ruộng gặt xong gặp mưa, rơm hư hỏn♍g, mang về trâu bò cũng không ăn.
Ông Trần Thanh Trung (xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn) canh tác tám sào lúa và không chăn nuôi gia súc nên rơm rạ h🐽oặc bán, hoặc đốt lấy tro bón ruộng. “Ở đây lao động đi các nơi làm việc, chỉ còn người già trồng lúa, không đủ sức đưa rơ🌟m rạ về nhà, thuê nhân công thì tốn kém", ông Trung lý giải việc đốt rơm.
Nông dân này nhẩm tính, một sào rơm thuê người phơi khô, đưa về nhà hết 200 nghìn đồng và chỉ đun nấu được trong 7-10 ngày. Trong khi một bình gas giá khoảng 300 n꧂ghìn đồng, đun nấu được 3 tháng, lại sạch sẽ.
Địa phương của ông Trung giáp với TP Đà Nẵng, nơi không có nhu cầu sử 🔜dụng rơm rạ nhiều, do đó đến mùa vụ ít n﷽gười thu mua. Còn những người ở Quảng Nam thì mua ở các huyện phía trong gần đường vận chuyển.
“Chúng tôi biết dùng men vi sinh ủ rơm thành phân, tuy nhiên cách làm mất nhiều🎃 thời gian. Đầu tiên là gom lại thành đống, sau đó mua men vi sinh xử lý mất một khoản tiền. Trong khi đốt rất nhanh gọn, lúa cắt xong gặp nắng châm lửa thì nó cháy thành tro bón cho ruộng, cỏ dại bị chết hết”, ông Trung bày tỏ.
Ông Lê Muộn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết, mỗi năm địa phương canh tác hơn 80.000 hécta lúa, trong đó khoảng 10% diện tích được người dân đốt ngoài ruộng gây ô nhi⛎ễm môi trường. Số này tập t💙rung ở thị xã Điện Bàn, huyện Duy Xuyên, Quế Sơn...
“Ở nông thôn lao động rời quê đi làm ăn nhiều, số làm ruộng ít nên không có người đưa rơm về nhà phục vụ chăn nuôi. Vùng phía bắc của tỉnh ngườ♍i dân trồng cỏ tạo ra nguồn thức ăn dồi dào thay thế rơm”, ông Muộn cho hay.
Khẳng định việc đốt rơm hại nhiều hơn lợi, do mùn tro chỉ có ít kali và silic, không giúp ích cho cây trồng, ông Muộn cho biết Quảng Nam có nhiề🗹u đợt tập huấn biến rơm thành phần bón, rơm "đẻ ra tiền". Nhiều mô hình trồng nấm được chuyển giao cho nông dân, hình thành làng sản xuất nấm rơm cho thu nhập cao.
Vụ đông xuân tỉnh Quảng Nam đang sử dụng máy cuộn rơm để giảm công lao động đưa rơm về nhà. Vụ hè thu, tỉnh khuyến cáo bà con tập kết rơm rạ lên chỗ cao rồi dùng men vi si🌳nh ủ làm phân. Thời gian chuyển vụ tiếp theo kéo dài, rơm rạ sẽ phân hủy, sau đó vãi xuống ruộng bổ sung phân cho lúa.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trung bình cứ sản xuất được một tấn lúa thì tạo ra 𒅌một tấn rơm rạ. Mấy năm gần đây, mỗi năm cả nước tạo ra khoảng 44-45 triệu tấn rơm rạ, chủ yếu được đốt. Không chỉ gây khói mù, ngăn cản tầm nhìn của người tham gia giao thông, gây tai nạn như vụ gần đây trên cao tốc TP HCM - Trung Lương, việc đốt rơm rạ còn thải ra hàng chục triệu tấn CO2, hàng trăm nghìn tấn CO và hàng chục nghìn tấn NOX độc ൲hại mỗi năm. Theo tính toán, lượng khí nhà kính phát thải vào môi trường có thể gây thiệt hại đến hàng trăm triệu đôla mỗi năm. Các nhà khoa 🌱học đã nghiên cứu, chỉ ra nhiều giải pháp xử lý rơm rạ, như làm phân bón, trồng nấm, thức ăn gia súc, cao cấp hơn là sản xuất giấy, ethanol. Tuy nhiên, để biến rơm rạ thành tiền, tránh đốt độc hại và lãng phí thì cần có chiến lược bài ﷽bản mang tầm quốc gia. |