Theo Sở Y tế Bình Dương, số lượng F0 tăng nhanh những ngày giãn cách xã hội do tỉnh đang thực hiện xét nghiệm trên diện rộng với khoảng 1,8 triệu người - chiếm hơn 70% dân số toàn tỉnh, để "bóc tách" F0 ra khỏi cộng đồng. Lũy kế sau 13 ngày sàng lọc diện rộng đã lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 1,2 triệu người, kết quả phát hiện 12.284 người nghi mắc Covid-19 (tỷ lệ 1,0%).
Trước khi thực hiện việc này hôm 17/7 - hai ngày trước giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tỉnh ghi nhận 2.175 ca trong 47 ngày. 15 ngày sau, tỉnh đã ghi nhận 12.380 ca trong khi 15 ngày trước đó 1.789 ca - tức khoảng 119 ca mỗi ngày. Trong đó, nhiều ngày số ca hơn 1.000, riên🍬g hô♎m qua cao nhất với 2.075 ca.
Ngoài ra, trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều công ty "3 tại chỗ" xuất hiện ca nhiễm, do cùng làm việc, ăn ở với nhau nên diễn tiến lây lan rất nhanh. Một số công ty có ca nhiễm nhiều như: Công ty TNHH Estec Vina có 340 ca, Công ty gỗ Long Việt 248 ca, Công ty TNHH Timberland 233 ca...
Ông Trương Hùng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Estec Vina cho biết, nhiều khu vực nhà máy là phòng kín, sử dụng máy lạnh, cùng với việc chậm xét nghiệm, kết quả trả về trễ, đã không phát hiện kịpꦚ thời người mang mầm ꦆbệnh khiến dịch lây lan.
Trong đợt d🍸ịch này, tỉnh phát hiện 46 ổ dịch, phần lớn từ chuỗi lây nhiễm tại TP HCM với biến chủng Delta. Trong đó, 42 ổ dịch chưa được kiểm soát, bao gồm: 20 ổ dịch𒀰 trong tỉnh, 10 ổ dịch lây lan thứ phát có nguồn lây từ ổ dịch tại TP HCM và 12 ổ dịch chưa rõ nguồn lây (phát hiện qua test nhanh tại các cơ sở y tế).
Nguyên nhân các ổ dị🧜ch lây lan nhanh được ngành y tế tỉnh nhậ🔜n định do địa phương tập trung nhiều công ty, xí nghiệp và mật độ nhà trọ ẩm thấp, dày đặc.
Bình Dương có 2,5 triệu dân, giáp TP HCM, Đồng Nai, Tây Ninh và Bình Phước. Đây là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất phía Nam với gần 50.000 doanh nghiệp, hơn 1,2 triệu lao động. Nhiều khu nhà trọ đan xen với các nhà máy, xí nghiệp. Vì vậy, theo Sở Y tế, mầm bệnh xâm nhập từ các khu trọ vào công ty xí nghiệp, rồi từ công nhân lan ra các khu trọ khác, tạo thành ﷽các ổ dịch lớn.
Theo một lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương, thời gian đầu công tác xét nghiệm gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực, trang thiết bị. Công suất xét nghiệm của tỉnh thời điểm cuối tháng 6 chỉ đạt 3.000 mẫu đơn mỗi ngày nên chỉ tập trung xét nghiệm sàng 🔴lọc những khu phong tỏa, cách ly, ổ dịc🌱h nguy cơ lây nhiễm cao, chưa thể xét nghiệm quy mô rộng.
Sau khi được sự hỗ trợ nhân lực từ Bộ Y tế và các tỉnh thành, Bình Dương mở rộng, tăng cường xét nghiệm diện rộng. Để thực hiện, tỉnh đã tăng cường 12 máy RT-PCR với năng lực xét nghiệm 8.000 mẫu đơn mỗi ngày (80.000 mẫu gộp 10 người), đang vận động xã hội hóa xét nghiệm với doanh nghiệp để nâ🔜ng năng lực xét nghiệm lên trên 100.000-300.000 mẫu gộp mỗi ngày.
Tỉnh đang thực hiện chiến lược thu hẹp "vùng đỏ" gồm TPᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một, thị xã Tân Uyên. "Vùng vàng" gồm thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng. Tại hai vùng này, ngành y tế ưu tiên test nhanh tại các công ty, xí nghiệp và tầm soát bằng phương pháp lấy mẫu gộp cho người dân sống tro🧔ng các khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch trong cộng đồng.
Để đảm bảo lấy mẫu nhanh có trọng tâm và nhanh chóng khoanh vùng dập dịch, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 của tỉnh đã thành lập 600 đội lấy mẫu cơ động, huy động toàn bộ lực lượng cán bộ y tế, kể cả các cơ sở y tế tư nhân, các trường đào tạo y khoa, sinh viên từ trường y khoa do Bộ Y tế chi việnไ.
Theo ông Võ Văn Minh, Chủ tịch tỉnh Bình Dương, với việc xét nghiệm diện rộng, dự bꦛáo thời gian sắp tới số ca nhiễm có thể đạt 20.000-25.000 ca. "Nhằm đảm bảo năng lực đáp ứng cho công tác phòng, chống dịch, sắp tới tỉnh tiếp tục thần tốc hơn nữa trong công tác xét nghiệm sàng lọc diện rộng, trả kết quả nhanh không quá 12 tiếng để sớm phát hiện, tách ngay F0 ra khỏi cộng đồng", ông Minh nói.
Để đáp ứng số ca tăng nhanh, Bình Dương sẽ đầu tư thêm các khu cách🐼 ly tập trung đảm bảo 50.000 giường và mở rộng lên 100.000 giường; bổ sung khu điều trị bệnh nhân đáp ứng 5.000 giường và nâng lên 20.000 giường. "Đồng thời khẩn trương mua sắm các vật tư, thiết bị, test, sinh phẩm... đảm bảo đủ yêu cầu ứng phó khẩn cấp. Đầu tư 60 máy thở, mặt nạ thở oxy, máy đo nồng độ oxy SP02... phục vụ điều trị", Chủ tịch tỉnh Bình Dương cho biết.
Đến sáng nay, tỉnh đã ghi nhận 16.094 ca (83 ca tử vong), chiếm 11% ca nhiễm cả nước, đứng thứ hai sau TP HCM. Để giảm số b𒈔ꦯệnh nhân tử vong, Bình Dương thực hiện mô hình điều trị "tháp 3 tầng". Tầng một tiếp nhận các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ với 6.000 giường. Tầng hai điều trị bệnh nhân mức độ nhẹ, vừa với 3.500 giường. Tầng ba điều trị bệnh nhân mức độ nặng và nguy kịch với khoảng 1.000 giường và tiếp tục mở rộng.
Trước diễn biến dịch bệnh hiện nay, Bình Dương kiến nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ th𒆙êm 1.486 bác sĩ, hơn 4.000 điều dưỡng, kỹ thuật viên và các trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch trong thời gian tới.
Lãnh đඣạo Bình Dương cho biết, giải pháp lâu dài chặn Covid-19 là vaccine, nhưng hiện việc tiêm vaccine tại tỉnh còn rất hạn chế. Đến nay, có 78.599 người đã tiêm, trong đó 72.472 người mũi 1, 6.127 người tiêm mũi 2.
Tỉnh đang triển khai chiến dịch tiêm chủng 307.000 liều. Việc này sẽ được thực hiện tại điểm tiêm cố định ở 91 xã, phường, thị trấn và các điểm tiêm lưu động (100 bꩲàn) ở khu công nghiệꦺp, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp. Với tiến độ 30.000 người một ngày, dự kiến khoảng nửa tháng hoàn thành chiến dịch.
Theo kế hoạch từ tháng 7 đến tháng 9, Bình Dương sẽ có khoảng 1,3 triệu liều vaccine đặt mua và Bộ Y tế phân bổ. Tỉnh cũng đặt mục tiêu, để đạt đạt miễn dịch cộng đồng, từ nay đến đầu năm 2022, sẽ t🧸ổ chức tiêm cho khoảng 70% dân số.
Phước Tuấn