Luật sư Khanh, hiện đang làm việc tại Mỹ, chia sẻ bài viết với độc giả VnExpress về những vấn đề đáng lưu ý về tâm lý của cổ động viên bóng đã Việt Nam.
Một lời bình luận thường gặp nhất đối với người hâm mộ Việt Nam là "Tôi không dám xem", "Tôi nhắm mắt lại khi cầu thủ đá penalty", "Tôi mà xem thì thể nào đội cũng thua". Nó nhiều tới nổi diễn đàn nào cũng có, người thân của cầu thủ cũng có, và bây g꧅iờ thì nó lan sang cả bìn💞h luận viên trên đài truyền hình.
Buồn cười nhất là HLV Parꦦk còn bảo các cầu thủ nói người n💜hà đừng qua xem, sợ áp lực. Cả bầu Đức cũng không đi, sợ áp lực cho các cầu thủ. Không phải là ông Park sai hay bầu Đức sai, họ đúng cả đấy, bởi vì họ nắm bắt tâm lý các cầu thủ.
Ở chiều ngược lại, khi các cầu thủ đi đá World Cup thì có cả đội WAGs (vợ và bạn gái của các cầu thủ) tới xem. Họ đá xong mà thắng thì cha mẹ vợ con ùa sân chia vui, tức là họ ngồi sẵn trên khán đài trong trậnꦺ. Trận càng quan trọng thì gia đình đi càng nhiều.
(Xem thêm: 'Chưa𝔍 bao giờ tôi thấy người Việt va chạm vào nhau mà vẫn cười'🐓 )
Tâm lý vẫn là vấn đề của các cầu thủ Việt. Các huấn luyện viên nước ngoài cũng có người sửa được chút đỉnh nhưng không nhiều. Và căn bệnh này nó cứ tái phát liên tục. Gần đây trên tờ Fox Sport phiên bản châu Á có lời bình luận: "Các cầu thủ Việt Nam cần tỉnh táo và lạnh lùng trong việc dứt điểm". Trong thuật ngữ bóng đá tiếng Anh gọi là "dứt điểm lâm🐲 sàng".
Bóng đá có thắng có thua. Ở trong trận thì việc của mình mình cứ làm, và phải tập trung hết mức mà làm. Trận nào cũng sẽ có kẻ thắng người thua, thất bại là lẽ thường của bó𓆉ng đá, đừng sợ hãi thất bại mà cũng đừng sợ hãi thành công.
Tôi có nghe nói rằng nhiều người sợ thành công, bởi vì thành công chút đỉnh thì sau đó mọi ng🎶ười chung quanh bắt phải thành công nhiều hơn, không được thì họ sẽ quay ra mắng mỏ dèm pha. Cho nên là cứ thua chút ít để rồi người ta cũng quen với việc thua, nếu có thua nhiều cũng không ai trách cứ.
(Xem thêm: Thổi penalty, trọng tài Singapore có thiên vị U23 Qatar?)
Đây là một tâm lý phổ biến của người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Đó là tâm lý cho rằng không chờ mong thì sẽ t🥀ới, còn mong quá thì không tới. Tới nỗi có người cho rằng hễ người hâm mộ không quan tâm, khán đài lèo tèo thì sẽ thắng. Còn tới coi nhiều quá thì tất thua. Thật ra thì cái sự chờ mong của người hâm mộ ít có liên quan gì tới kết quả trên sân.
Tâm lý này phản ánh suy nghĩ yếm thế của nhiều người hâm mộ bóng đá. K🔯hi mới vào mấy trận đầu thì dễ đá hơn, nếu thắng thì nhiều người sẽ tới xem. Sau đấy vào vòng trong thì khả năng thua sẽ cao hơn, dù người hâm mộ kéo tới thì vẫn sẽ thua. Không hẳn là tâm lý, mà thua là vì đối thủ vòng🍸 trong thường mạnh hơn vòng ngoài.
Những điều này tạo nên cái vòng lẩn quẩn của tâm lý người hâm mộ bóng đá Việt và tâm lý cầu thủ trên sân🦋. Kết quả cuối cùng là các bậc cha mẹ và các ông bầu có công phải nằm nhà cho các cầ🥂u thủ yên tâm. Cái này có thể tạo ra tâm lý thoải mái cho cầu thủ trong những trận cầu trước mắt nhưng về lâu về dài rất có hại cho bóng đá.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.