Vaccine bệnh tả đang thiếu hụt trầm trọng trong bối cảnh số ca bệnh tăng nhanh tại nhiều nước. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có 29 quốc gia phải đương đầu với dịch tả, 13 nước trong số đó không bùng dịch vào năm ngoái. Trung bình mỗi năm có khoảng 20 quốc gia ghi nhận caﷺ bệnh tả, vì vậy, con số 29 quốc gia năm nay được WHO gọi là hiện tượng "chưa từng có".
Theo thông cáo phát đi trong tháng 11, WHO cho biết sẽ triển khai chươn🍒g trình tiêm một mũi vaccine phòng tả thay vì hai mũi theo liều cơ bản được khuyến nghị, do tình trạng khan hiếm vaccine. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt này không đến từ số ca nhiễm tăng cao trên toàn cầu mà có thể do các đơn vị sản xuất và ph൲ân phối đã không có sự quan tâm đúng mức đối với vaccine phòng bệnh tả.
Giá vaccine tả khá rẻ và thường được yêu cầu phải mua với số lượng lớn thì mới đủ để mang lại l𓂃ợi nhuận.♚ Vì vậy, không có nhiều công ty tiêm chủng tại các quốc gia có thu nhập cao quan tâm đến loại vaccine này.
Shantha Biotechnics, công ty con tại Ấn Độ của hãng dược phẩm Sanofiꦯ (Pháp) chiếm khoảng 15% nguồn cung vaccine tả dạng uống Shanchol cho toàn cầu. Tuy nhiên, năm ngoái, công ty này thông báo sẽ tạm dừng sản xuất vaccine tả đến cuối năm 2022 và phân phối trở lại vào cuối năm 2023. Như vậy, hiện nay chỉ còn một công ty duy nhất sản xuất loại vaccine này là EuBiologics có trụ sở đặt tại Hàn Quốc. EuBiologics cho biết s𝔉ẽ tăng số lượng sản xuất trong năm tới nhưng quá trình này mất khá nhiều thời gian.
Một số công ty khác như Hilleman Labs’ và Bharat Biotech (đều có trụ sở tại Ấn Độ) cho biết đang tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối vaccine tả. Theo nhiều chuyên gia, đây là tín hiệu tốt nhưng tình trạng thiếu h𒁃ụt vaccine sẽ không được giải quyết nhanh chóng vì các quy trình cần thiết để sản xuất và phân phối ✱phải mất khoảng 4- 5 năm.
Việc giảm liều lượng vaccine từ 2 xuống còn một được coi là giải pháp tình thế v♐à không lý tưởng. Chế độ tiêm hai liều sẽ mang lại sự 🎀bảo vệ trong vòng 3 năm trong khi đó, hạn bảo vệ của một liều vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.
Nếu không có vaccin👍e, các tổ chức y tế toàn cầu sẽ không thể tiếp tục các kế hoạch ngăn ngặn và đánh bại bệnh tả. Vào năm 2017, WHO đã triển khai một chiến dịch toàn cầu để kiểm soát bệnh tả với tên gọi: "Kết thúc bệnh tả: Lộ trình toàn cầu đến năm 2030" và đặt ra mục tiêu giảm 90% số ca tử vong do căn bệnh này.
Tả là bệnh do vi khuẩn vibrio cholerae gây ra, lây lan khi ăn phải các loại thức ăn và nước uống nhiễm bẩn. Người sử dụng nước nhiễm vi khuẩn tả sẽ phát bệnh sau từ 12 tiếng đến 5 ngày. Các trường hợp nghiêm trọng có thể được🔯 điều trị t𝓡hông qua truyền dịch tĩnh mạch và kháng sinh.
Ước tính hàng năm có 1,3 - 4 triệu trường hợp mắc bệnh tả, từ 210.000 đến 143.000 ca tử vong trên toàn thế giới. Đây là căn bệnh thường ảnh hưởng đến 🌊các nước nghèo do thiếu hệ thống nước sạch cũng như vệ sinh kém.
Bệnh tả không thể ngăn chặn chỉ nhờ tiêm chủng, các biện pháp vệ sinh đóng một vai trò thiết yếu vì mầm bệnh thường lây qua nguồn nước. Tuy vậy, vaccine vẫn là yếu tố chìa khóa trong chiến ❀dịch ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Đại diện WHO cho biết, các chương trình phòng ngừa s🍸ẽ không thể tiến hành nếu số lượng vaccine không đủ. Vai trò của WHO trong việc kiểm soát dịch bệnh toàn cầu và gia🐲 tăng sản xuất vaccine mang tính chất quyết định.
Thảo Miên (Theo DW)