Sáng 9/4, hàng trăm tiểu thương chợ Đồng Xuân (Hà Nội) đã tụ tập căng băng rôn phản đối việc xây mới chợ này. Trong cuộc đối thoại sau đó, đại diện UBND quận Hoàn Kiếm đã🧔 khẳng định không có chuyện xây mới chợ Đồng Xuân và chuyển tiểu thương đi nơi khá꧂c.
Hiện các tiểu thương đã trở lại kinh doanh bình thường, tuy nhiên nhiều ngưꦓời vẫn bàn tán về sự việc trên và chia sẻ lo lắng.
Nhận là “thổ địa chợ Đồng Xuân” vì hai thế hệ trong gia đình kiếm sống ở đây, ông Nguyễn Trường Sơn cho hay đã nhiều lần nghe tin đồn xây mới chợ. Cụ thể, tháng 9/2016, "chúng tôi sững người khi đọc báo thấy một lãnh đạo Quận đề xuất xây lại chợ Đồng Xuân với quy mô 4༺ tầng nổi và 5 tầng hầm, lúc đó bà con tự an ủi đây mới chỉ là ý tưởng chứ chưa có đề án cụ th🌌ꦰể".
Theo ông Sơn, đến đầu tháng 4/2018, khi một đài truyền hình phát sóng bꦉản ཧtin về hội thảo có nội dung xây mới chợ Đồng Xuân thành trung tâm thương mại thì "nhiều tiểu thương đã ngừng kinh doanh để đi phản đối".
Xây chợ mới hào nhoáng nhưng sẽ vắng khách
Bà Phạm Thị Vân (58 tuổi) bắt đầu kinh doanh tại chợ Đồng Xuân từ sáu năm trước. Để có được kiốt rộng hơn 3 mét vuông, bà phải bỏ ra 2,3 tỷ để nhận chuyển n⛄hượng. Mỗi tháng bà nộp hơn 6 triệuᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ tiền thuế và một số loại phí dịch vụ khác.
"Việc buôn bán gần đây không mấy thuận lợi khi nhiều chợ đầu ꧅mối lớn khác quanh Hà Nội mọc lên, và chúng tôi thêm lo lắng trước tin đồn xây mới chợ, vì thực tế cho t🌺hấy nhiều chợ xây lên hào nhoáng bên ngoài nhưng lại vắng khách hơn chợ cũ", bà Vân chia sẻ.
Theo bà, các tiểu thương chỉ mong chính quyền cho sửa chữa hạ tầng xung quanh chợ để đảm an ౠtoàn cháy nổ và vệ sinh môi trường, không nên quy hoạch chợ thành trung tâm thương mại sẽ mất đi nét truyền thống của chợ Đồng Xuân.
Có hơn 30 năm buôn bán ở chợ Đồng Xuân, bà Lê Bích Diệp (59 tuổi) cho biết, hồi năm 1987 bà phải đóng 2,5 triệu đồng chi phí xây 🤡chợ. Bốn năm sau, chợ xảy ra hoả hoạn, các gian hàng bị thiêu rụi, bà vừa bị thiệt hại tài sản vừa buôn🌄 bán ế ẩm hơn khi phải chuyển ra chợ tạm Phùng Hưng.
Nhiều bạn cùng buôn bán ở chợ Đồng Xuân với bà Diệp hồi đó chuyển qua chợ Hàng Da và Cửa Nam kinh doanh, làm ăn có lãi. Khoảng năm 2008-2010, hai chợ này xây mới, những người bạn của bà thua lỗ dần vì lượng khác꧙h sụt giảm, cuối cùng họ phải ra các chợ cóc tự phát để kiếm sống.
Bà Diệp kể, năm 1996, bà quay lại chợ Đồng Xuân buôn bán sau sự cố cháy nổ và lượng khách ổn địnꦫh dần trong hai năm tiếp theo. “Gia đình tôi 5 miệng ăn trông mong cả vào kiốt 2,5 mét vuông này. Bây giờ mà biến chợ thành trung tâm thương mại như tin đồn thì tôi không biết tương lai ra sao”, bà Diệp nói.
Trước lo lắng của các tiểu thương, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, trong đề án cải tạo đô thị có kế hoạch chỉnh trang lại hành lang quanh chợ Đồng Xuân để ꦺđảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên “không có chuyện xây mới chợ Đồng Xuân và chuyển tiểu thương đi nơi khác như tin đồn”.
“Ngày 27/3, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức tọa đàm về đề án phát triển chợ Đồng Xuân, xứng đꦐáng là chợ hàng đầu miền Bắc. Cùng với ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, Quận sẽ mời đơn vị tư vấn để hoàn chỉnh đề án phát triển chợ Đồng Xuân. Chúng tôi cũng sẽ lấy ý kiến của các tiểu thương để xây dựng chợ ph𓆏át triển tốt hơn, phù hợp với xu hướng hiện nay”, ông Long nói.
Chợ Hàng Da vắng khách sau khi xây mới Được xây mới trên nền chợ Hàng Da cũ và đưa vào sử dụng từ năm 2010, song Trung tâm thương mại Hàng Da đến nay chưa thể có lại cảnh sầm uất trước đây. Bà Lê Thị Hà (76 tuổi)🌳, chủ sạp hàng bán đồ khô cho biết, lượng khách ở chợ Hàng Da hiện chỉ bằng 1/10 trước kia. Bình quân mỗi ngày bà bán được 200.000 đồng tiền hàng; mỗi tháng nộp gần một triệu đồng tiề🏅n điện, nước cho 3 mét vuông kiốt. “Chợ cũ thông thoáng, tiện đường cho khách mua hàng còn chợ bây giờ như cái lô cốt. Chợ dưới hầm lại chỉ có hai lối xuống nên khách ngại xuống”🥀, bà Hà bức xúc. |