Trả lời:
Trẻ có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm dไù đã được tiêm vaccine do🏅 một số nguyên nhân dưới đây:
Thứ nhất, với hầu hết các vaccine, tỷ lệ bảo vệ không tuyệt đối 100%, tức là vẫn có một tỷ lệ nhỏ hệ thống miễn dịch của trẻ không đáp ứng tốt trong việc tạo ra kháng thể để ngăn ngừa bệnh. Tuy nh🐈iên, nếu trẻ không may mắc bệnh thì triệu chứng thường nhẹ, không có biến chứng nặng hay tử vong.
Thứ hai, vaccine cần khoảng 2 đến 3 tuần mới tạo ra kháng thể bảo vệ nhưng trẻ có thể phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh ngay trước khi tiêm hoặc khi vừa mới tiêm vaccine. Bên cạnh đó, một số loại vaccine cần tiêm đủ mũi mới có khả năng bảo vệ tố♛i đa, ví dụ vaccine 6 trong 1 mới tiêm một mũi thì hiệu quả bảo vệ đối với bệnh bại liệt chỉ đạt ༒khoảng 40%, bạch hầu và ho gà chỉ đạt 30%. Điều này khiến trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao trong thời gian này.
Thứ ba, trẻ có thể tình cờ nhiễm một tác nhân khác gâ💧y triệu chứng tương tự với bệnh vừa tiêm vaccine như bị nổi ban do nhiễm virus Rubella trong khi trẻ tiêm vaccine sởi, hoặc do nhiễm các virus khác hoặc dị ứng với nhiều yếu tố dị nguyên khác.
Thứ tư, trẻ không tiêm nhắc đúng lịch, thꦡeo thời gian khuyến cáo🔴, khiến nồng độ kháng thể giảm đi, có nguy cơ bị mầm bệnh tấn công cao hơn.
Với ví dụ mà bạn nêu ra, nguyên nhân có thể là vaccine cúm chưa đủ thời gian tạo ra miễn dịch, hoặc trẻ có thể mắc phải nhiều bệnh hô hấp có triệu chứng giống như bệnh cúm. Việc tiêm vaccine cúm không thể giúp trẻ chống lại các bệnh như cảm lạnh, v🦄iêm phế quản, viêm mũi họng... Nguyên nhân khác là chủng cúm mắc phải không thuộc nhóm 4 chủng mà vaccine phòng ngừa (A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria, B/Yamagata), nên người đã tiêm vaccine vẫn có thể mắc cúm.
Những người đã tiêm chủng vẫn mắc cúm, sẽ c🍎ó triệu chứng nhẹ, ít nguy cơ bị biến chứng so với người không tiêm chủng. Ngoài ra, nếu vaccine không phù hợp với virus mới thì cơ thể vẫn được bảo vệ một phần bởi hệ miễn dịch mỗi người 𒁏vẫn tự tạo ra kháng thể và liên kết khi chủng mới xuất hiện.
Bác sĩ Lê Thị Trúc Phương
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC