C♑háu của tôi cũng tham gia kỳ thi này và tôi thấy thực sự có rất nhiều vấn đề làm rối loạn, gây hoang mang. Bất cập lớn nhất, theo tôi, nằm ở 🔜chỗ học sinh phải chọn trường trước khi chọn ngành.
Con tôi học ở Singapore. Sau khi thi kết thúc trung học phổ thông, cái mà cháu có để nêu nguyện vọng xét tuyển đại học là "tất cả các ngành - tất cả các trường có điều kiện tuyển sinh thấp hơn♕ hoặc bằng kết quả thi của học sinh". Danh sách mà Bộ Giáo dục Singapore gửi cho cháu gồm hơn 40 lựa chọn tương ứng với kết quả thi của cháu. Đầu tiên cháu được nêu 10 nguyện vọng từ ưu tiên cao đến ưu tiên thấp. Sau đó Bộ Giáo dục Singapore thông báo cho cháu một kết quả xét tuyển, đồng thời cho cháu cơ hội nêu một nguyện vọng nữa (trong khi bảo lưu kết quả xét tuyển lần đầu). Bộ xét nguyện vọng bổ sung, cuối cùng thông báo kết quả xét tuyển chính thức chꦿo cháu. Tất cả các khâu nói trên được thực hiện online trên website tuyển sinh của Bộ Giáo dục Singapore.
🍨 Còn tại Việt Nam, ở "đợt đặt lệnh" thứ nhất, học sinh được (phải) chọn một trường và chọn bốn ngành ở trường đó. Tại sao "một trường - bốn ngành", m🍌à không phải "một ngành - bốn trường", hoặc "một ngành - tất cả các trường"? Chọn ngành học chính là chọn nghề cho tương lai, điều này vô cùng quan trọng đối với một học sinh sau khi tốt nghiệp giáo dục phổ thông. Hiện nay, một ngành học có đã nhiều trường dạy, với chất lượng dạy và điều kiện đầu vào khác nhau. Nếu cho học sinh chọn "một ngành - nhiều trường", "một ngành - tất cả các trường", học sinh có cơ hội học được ngành mong muốn cao hơn nhiều và cơ hội ra trường làm nghề đúng ngành cao hơn nhiều?
Tại sao chúng ta không nghiên cứu cách tuyển sinh của một nền giáo dục tốt nhất trong khu vực là Singapore? Hoặc tại sao chúng ta không tổ chức theo cách tương tự như ở Mỹ, theo đó việc xét tuyển vào đại học, cao đẳng do mỗi trường tự thực hiện, dựa trên kết quả thi sát hạch học sinh của các tổ chức đánh giá năng lực độc lập như SAT, ACT? Các cuộc thi này được tổ chức nhiều lần trong một năm, mọi học sinh kết thúc lớp 11 hoặc 12 đều có thể đăng ký thi, nh♏ận kết quả và nộp hồ sơ vào bất kỳ trường nào để xin xét tuyển, không có bất kỳ giới hạn số lượng nguyện vọng nào. Chúng ta chưa có các tổ chức đánh giá độc lập như của Mỹ, thì vẫn có thể coi kết quả của kỳ thi chung là để cho các trường đại học, cao đẳng tự thực hiện phần tuyển sinh. Học sinh có thể sử𒁃 dụng kết quả thi của mình để đăng ký tuyển sinh với bất kỳ trường nào có điều kiện tuyển sinh tối thiểu thấp hơn. Tại sao không áp dụng cách này và tạo tiền đề cho việc hình thành một tổ chức như SAT, ACT trong tương lai?
Lương Hoài Nam