🦩Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Ngọc - Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP HCM cho biết, viêm phổi mắc phải cộng đồng có những triệu chứng lâm sàng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp thông thường cũng như Covid-19. Đây là bệnh lý nhiễm khuᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚẩn thường gặp tại Việt Nam và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Viêm phổi mắc phải cộng đồng là gì?
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng ở nhu mô phổi, bao gồm phế nang, mô kẽ và kể cả những♏ tiểu phế quản.
Bác sĩ Ngọc cho biết thಌêm, viêm phổi cộng đồng và viêm phổi bệnh viện do hai nhóm tác nhân khác nhau gây ra. Viêm phổi mắc phải cộng đồng thường gây ra bởi vi khuẩn gram dương, còn viêm phổi bệnh viện thường do vi khuẩn gram âm kháng thuốc.
Một số đối tượng đặc biệt🍒 của viêm phổi mắc phải cộng đồng vẫn có thể gây ra bởi vi khuẩn kháng thuốc, ví dụ như viêm phổi do vi khuẩn gram âm Pseudomonas (trực khuẩn mủ xanh) hay vi khuẩn gram âm đường ruột. Những vi khuẩn này thường kháng thuốc trên cơ địa bệnh nhân bị giãn phế quản💖, suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng tái đi tái lại mà dùng kháng sinh không đúng cách.
Viêm phổi mắc phải cộng đồng thường c🐽ó các tr꧑iệu chứng như sốt cao từ 38,5 độ trở lên, đau nhói ngực do nhiễm trùng, ho khạc đàm mủ hay nặng hơn sẽ là sốt trên 39 độ C, tri giác không tỉnh táo như nói sảng, hôn mê hoặc nhịp thở nhanh (>30 lần/phút).
Đôi khi bệnh nhân lớn tuổi không sốt cao nhưng nhịp thở nhanh, trên 30 lần/phút (bình thường khoảng 16-18 lần/phú𓆏t) thì bệnh nhân bị suy hô hấp cấp. Môi hay dái tai bệnh nhân tím biểu hiện tình trạng thiếu oxy máu. Khi xuất hiện tất cả các tri🐼ệu chứng trên, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức, không nên tự điều trị tại nhà.
B🅺ác sĩ Ngọc cho biết thêm, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân viêm p🤡hổi nặng lên tới 20-30%, nếu thở máy hay sốc nhiễm trùng thì tỷ lệ tử vong lên tới 50%.
Yếu tố thuận lợi dẫn đến viêm phổi mắc phải cộng đồng là do đề kháng kém, khi gặp môi trường thuận lợi như chuyển mùa, mùa mưa, số lượng vi 𝄹khuẩn trong không khí, môi trường tăng lên, dễ xâm nhập vào đường hô hấp và gây bệnh. Sau khi bệnh nhân nhiễm siêu viꦆ, nhiễm cúm hoặc có thói quen sinh hoạt không đúng: thức khuya, làm việc cực khổ, ăn uống thiếu dinh dưỡng làm cho sức đề khám giảm đi.
Những người có bệnh mạn tính đi k🍨èm như tiểu đường, suy thận mạn, suy tim, xơ gan... không điều trị đầy đủ, điều trị không tốt những bệnh căn bản như là đường huyết quá cao, không điều trị dự phòng đầy đủ. Viêm phổi có thể ban đầu là do nhiễm virus cảm cúm, sau đó nhiễm khuẩn theo sau.
Thách thức kháng kháng sinh trong việc điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng
Theo bác sĩ Ngọc, viêm phổi mắc phải cộng đồng là một trong những bệnh nhiễm trùng chiếm tỷ lệ cao nhất và gây ra tỷ lệ tử vong cũng như kháng kháng sinh cao nhất trong tất cả những bệnh nhiễm trùng ngoài cộng đồng. Tác nhân gây ra căn bệnh này thường gặp nhất là phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) chiếm tỷ lệ khoảng 30 - 40%, kế đến là Hemophilus influenzae hay những vi khuẩn gram âm đường ruột như Klebsiella, E. Coli - những nhóm vi khuẩn gây kháng thuốc hàng đầu. Phế cầu khuẩn hiện nay nhạy cảm với nhóm thuốc Beta-lactam (Amoxicillin, Penicillin), kháng nhóm Macrolid, kháng gia tăng với nhóm Quinolon. Đây là ba nhóm kháng sinh thường được sử dụng tꦆrong điều trị viêm phổi cộng đồng.
Bác sĩ Ngọc chia sẻ thêm, tình trạng lạm dụng nhóm Quinolon rất nguy hiểm. Bởi đây là nhóm đạt hiệu quả cao với nhiều vi khuẩn gram dương, gram âm và những vi k♐huẩn không điển hình, tuy nhiên nó cũng diệt cả vi khuẩn lao. Nếu không phân biệt được viêm phổi mắc phải cộng đồng với lao và dùng Quinolon trong thời gian ngắn hoặc lặp đi lặp lại dễ dẫn đến vi khuẩn lao dễ kháng thuốc về sau.
"Hiện nay, Bộ Y tế đã đưa ra chính sách siết chặt quản lý kháng sinh và đề cập rất nhiều trên phương tiện đại chúng. Thế nhưng, kháng sinh vẫn còn được mua bán dễ dàng tại các cửa hàng thuốc tây. Bệnh nhân💫 dùng không đúng thuốc, không đủ liều lượng, không đủ ngày dẫn dến tình trạng kháng kháng sinh gia tăng", bác sĩ Ngọc nói.
Cách phòng ngừa kháng kháng sinh
Bác sĩ Ngọc cho biết thêm, hiện nay, kháng sinh sản xuất không đủ để chống lại tình trạng kháng thuốc.ꩵ Nó xảy ra quá nhanh trong khi kháng sinh sản xuất quá ít và vòng đời tồn tại rất ngắn. Có những loại kháng sinh chỉ xuất hiện và biến mất trong vòng 2-3 năm vì bị kháng rất nhanh. Mọi người phải xem kháng sinh như một tài sản quý hiếm của nhân loại và phải dùng cho đúng gồm đúng kháng sinh, đúng bệnh.
Ba nhóm đối tượng có trácไh nhiệm chính với tình trạng kháng kháng sinh gồm bác sĩ, bệnh nhân và dược sĩ. Bác sĩ phải biết được những tác nhân nhạy với kháng sinh để sử dụng có trách nhiệm, không kê toa bừa bãi. Bệnh nhân, khi ꧂có bệnh nhiễm trùng phải đi khám bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh. Dược sĩ nhà thuốc cần bán thuốc theo toa của bác sĩ, không tự ý bán kháng sinh hay bán theo yêu cầu của người bệnh.
Để phòng bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng, mọi người cần phải đảm bảo sức đề kháng, vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ. Trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ. Người lớn nên tiêm 🅘vaccine phòng những bệnh do chủng vi khuẩn thường gặp gây ra như ngừa cúm, phế cầu, ho gà, bạch hầu... nhất là với người lớn tuổi, người làm nghề nghiệp có tiếp xúc với số lượng lớn, đông người, người có bệnh nền đi kèm tình trạng miễn dịch kém.
Ngọc An