Anh Tâm biểu diễn nhạc cụ Đinh Buốt (đàn 6 ống) của người K'ho ở Lâm Đồng. Ảnh: Thanh Niên. |
Sinh năm 1960 tại Nam Định, 18 tuổi Đặng Minh Tâm được tăng cường lên Tây Nguyên để làm nhiệm vụ truy quét Fulrô bảo vệ buôn làng. Nhờ vậy anh✅ quen thuộc với từng khu rừng, bản làng cũng như có quan hệ thân thiết với đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng đất này. Khi chia tay đồng bào lưu luyến tặng anh nhiều kỷ vật. Niềm đam mê sưu tầm cổ vật thấm dần vào máu thịt anh. Những giờ phút rảnh rỗi hiếm hoi anh đều "dồn" cả cho việc sưu tầm.
Anh tâm sự: "Hễ nghe nơi nào có hiện vật mà mình chưa có thì bằng mọi giá phải tìm về, dù có gian truân vất vả, tốn kém mấy cũng không ngại". 🍰Cũng vì "máu" với "nghề" nên bao nhiêu tiền của anh đều dành cho việc sưu tầm.
Bộ sưu tập săn bắn trên cạn. Ảnh: Thanh Niên. |
Hiện hầu hết loại cổ vật và mẫu đồ gia dụng của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đều được anh sưu tầm. "Không biết phong tục tập quán thì sẽ không biết hướng sưu tầm, cầ💟n phải tìm hiểu rõ ngọn ngành của bất cứ hiện vật nào", anh Tâm qu🐈ả quyết.
Cũng chính vì thế mà Tâm dành nhiều thời gian để "đầu tư cái chữ của đồng bào". Hiện anh biết hai thứ tiếng: K'ho và Giarai, sử dụng được cả 50 loại nhạc cụ và hát được nhiều làn điệu dân ca. Chẳng hạn như chiêng, anh không chỉ biết cá❀ch đánh để mời tiễn khách, hòa giải, mừng lúa mới, mà còn thành thục các điệu rất đặc biệt như tiễn người chết, bỏ mả. Tại nhà riêng ở đường Hà Huy Tập (Đà Lạt), anh say sưa "biểu diễn" các nhạc cụ sáo, khèn♏ với lối vuốt hơi, bím hơi, bộ dạng trông rất điệu nghệ.
Bộ chiêng của các dân tộc. Ảnh: Thanh Niên. |
Hiện vật củ🦋a anh được sắp xếp thành 6 bộ: bộ lễ hội (cây nêu, bàn thờ, chóe...), bộ nhạc cụ (50 nhạc cụ), bộ săn bắn trên cạn (nỏ, cung tên, lao...), bộ săn bắt dưới nước (rổ, đơm bắt cá...), bộ dụng cụ sản xuất và đồ dùng gia đình, bộ dệt... Anh còn sưu tầm những bộ trang phục xưa của các dân tộc, trong đó quý hiếm nhất là bộ áo, khố của tù trưởng K'ho có từ hàng trăm năm trước và bộ đồ làm bằng vỏ cây tre của người Giarai ở Kon Tum.
Ngoài ra, anh còn có bộ trang sức (nhẫn, cườm, bông tai...) cùng hàng nghìn chiếc gùi của tất cả dân tộc Tây Nguyên và người R꧃ắclây. Có một số gùi đặc hữu, quý hiếm 🐷như gùi hộp dùng để bắt vợ bắt chồng dùng cho nhiều thế hệ có hàng trăm năm tuổi.
Bộ trang phục của tù trưởng người Châu Mạ hơn 200 năm tuổi (được làm bằng sợi gòng). |
Từng có người hỏi mua một nửa số hiện vật này vꦿới giá gần 2 tỷ đồng, nhưng với anh Tâm thì đây là "đứa con 🧔tinh thần không thể mua bán hay kinh doanh gì cả".
Hiện anh sắp hoàn thiện một ngôi nhà, trong đó dành ra 300 m2 để trưng bày hiện vật với mong muốn phục vụ người tâm huyết với việc bảo tồn, lưu giữ văn hóa dân tộc; đồng thời phục vụ quần chúng và du khách.⭕ Anh tâm sự: "Mình sẽ phục vụ miễn phí".
(Theo Thanh Niên)