Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, đá lát hè phố bị bong bật, lún nứt, vỡ nát bắt nguồn từ bốn nguyên nhân như: việc khảo sát, thiết kế các dự án lát đá chưa đầy đủ thông tin; vật liệu đ🅷á tự nhiên chưa đảm bảo chất lượng; quy trình﷽, kỹ thuật thi công các lớp kết cấu vỉa hè chưa đúng; quá trình duy tu bảo dưỡng không tốt.
Riêng cá nhân tôi cho rằng, còn một nguyên nhân rất quan trọng chưa được đề cập đến, đó là thực trạng nhiều phương tiện giao thông như xe máy. Xe máy chạy trên vỉa hè là chuyện đương nhiên của nền kinh tế vỉa hè ở Hà Nội, cũng như Sài Gòn và nhiều đô thị lớn khác.
Vỉa hè là để dành cho người đi bộ nhưng xe máy cứ chạy trên như hiện nay thì không gạch đá nào chịu nổi.
Tôi cho rằng nếu không giải quyết được vấn đề cốt lõi này thì vỉa hè Hà Nội còn bị vỡ nát, làm đi làm lại, bàn đi bàn lại nhiều lần.
Tất nhiên khi xe máy chạy thoải mái trên vỉa hè thi ôtô, thậm chí xe buýt cũng thường xuyên leo lên, gây quá tải, tàn phá gạch lát, đá lát hơn nữa.
Đá tự nhiên mà nhiều quận đã sử dụng để lát vỉa hè có thể sử dụng 5꧟0-70 năm trong điều kiện bình thường. Nhưng thực tế chỉ sau vài tháng, mặt đá lát đã bong tróc, vỡ nát. Đấy là một điều rất bất thường bởi dù vấn đề kỹ thuật, vật liệ🌄u, bảo dưỡng có chưa thật tốt thì cũng không thể khiến vỉa hè nát nhanh đến như vậy.
Bất cứ ai từng tham gia giao thông ở Hà Nội hẳn cũng đều biết rằng người dân ở đây có một thói quen rất xấu, đó là cứ hễ thấy đường ùn tắc là lập tức leo ngay lên vỉa hè để đi cho nhanh. Đặc biệt là vào các giờ cao điểm, trên nhiều tuyến phố là điểm đen của giao thông, thậm chí vỉa hè cũng bị biến thành một làn đường riêng của dòng xe cộ.
Tôi từng chứng kiến hàng đoàn xe máy nối đuôi nhau trên vỉa hè, len lỏi giữa hàng quán bên đường. Nhiều tài xế ôtô, thậm chí cả xe buýt cũng tranh thủ gá hai bánh xe lên vỉa hè để lách qua khoảng hẹp thay vì xếp hàng đi dưới lòng đường theo đúng quy định. Không ít tuyến vỉa hè c🌠òn bị trưng dụng làm bãi đỗ ôtô từ sáng tới đêm.
>> 'Giăng dây, dựng rào không giúp trả lại vỉa hè cho người đi bộ🌸'
Vậy là vỉa hè vốn được dành cho người đi bộ, nay lại bị g⭕iành giật bởi đủ loại phương tiện với trọng tải nặng. Cứ sử dụng sai mục đích thiết kế như vậy, nên chuyện đá vỉa hè vỡ nát chỉ sau một thời gian ngắn được lát mới cũng chẳng có gì khó hiểu.
Dù có là vật liệu tốt đến mấy thì xét cho cùng, vỉa hè cũng chỉ là nơi phục vụ nhu cầu đi bộ của người dân, không phải chỗ dành cho xe máy, ôtô qua lại liên tục. Nếu không có lẽ chỉ có cách đổ bê tông cả vỉa hè mới mong chịu được tải trọng của các phương tiện. Khi mà chúng ta sử dụng vỉa hè sai mục đích, hệ quả là công trìn𓃲h xuống cấp nhanh là điều khó tránh.
Thế nên, để tìm lời giải cho bài toán đá lát vỉa hè,😼 tôi cho rằng chúng ta phải bắt đầu từ ngọn nguồn của câu chuyện. Trước khi bàn tới những khía cạnh chuyên môn, người Việt cần quán triệt nói "không" với việc leo xe máy, ôtô lên vỉa hè. Đó là cách tốt nhất để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của các công trình hè phố. Còn nếu cứ loay hoay đổ lỗi cho kỹ thuật, thi công, vật liệu thì cũng chỉ là làm phần ngọn. Bởi đâu ai đi bộ đến mức vỡ được đá lát vỉa hè dù nó chỉ là đá bình thường?
Tóm lại, giống như kè biển vỡ là do sóng đánh, vỉa hè hỏng là tại xe cộ ngang nhiên chạy qua lại mà thôi. Chừng nào chúng ta chưa tìm được giải pháp ngăn xe máy, ôtô leo vỉa hè, thì có lẽ người Việt sẽ còn ph🐠ải sống chung với những vỉa hè vỡ nát giữa trung tâm đô thị.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.