Chủ quán là một phụ nữ tâm thần. Gọi là quán vẫn là sang, vì thực chất nó chỉ có một cái bàn nhựa và hai cái ghế được đặt ở nơi mà nói l༺à trong nhà cũng đúng mà lấn ra vỉa hè cũng không sai. Ngôi nhà của bà rộng chừng 20 m2, thụt hẳn vào trong và có một lối ra vào rộng chừng 60 phân, kéo♑ dài khoảng 4 m men theo chiều rộng của một cái nhà khác.
Đã ba lần tôi chọn bà làm nhân vật cho bản tin về vỉa hè của mình. Lần đầu tiên, tôi được bà vồn vã mời một cốc trà đá. Đó là khi tôi thông tin, những gia đình khó khăn như bà đang được quận lên danh sách để hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp꧙ hoặc có chính sách riêng để không phải bám víu vỉa hè mưu sinh như thế này nữa.
Thế rồi lần sau, khi tôi tìm đến để hỏi bà đã nhận được thông tin hỗ trợ gì chưa, ánh mắt bà hướng ra dòng xe cộ nườm nượp ở ngoài và lắc đầu. Tôi không giấu nổi áy náy và gửi bà cốc trà đá hai mươi 💙nghìn. Bà cầm tờ tiền trong tay và nói, từ ngày dẹp vỉa hè có khi cả ngày chưa bán được đủ số tiền ấy.
Lúc ấy tôi chợt ước, giá mình chưa từng nói gì về hỗ trợ như lãnh đạo Hà Nội và quận Đống Đa đã hứa, có lẽ không làm cho bà buồn thế này. Bởi tôi biết, gánh nặng của cả gia đình bà vẫn trông chờ vào quá🎐n𓄧 trà đá trước cửa nhà.
Tuần này là tròn 6 tháng Hà Nội𓄧 ra quân lập lai trật tự vỉa hè.
Bên cạnh một số tuyến phố vẫn được nêu ra để gọi là “điểm” thì vẫn khoảng 90% các tuyến phố trong nội đô vẫn nhếch nhác. Và chưa hề thấy cái gọi là một “chủ trương”𓆏 thống nhất được thực hiện.
Giải tán vỉa hè phức tạp. Những thành phố đi trước đã trải qua🔯 sự phức tạp ấy. Ví dụ, như Singapore. Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng mất 10 năm thất bại khi lên chiến dịch dẹp vỉa hè. Thời điểm đó, ông cho rằng không thể “làm sạch” thành phố bằng cách di dời những người bán hàng rong hay những taxi bất hợp pháp trong nhiều năm. 🦹Điều này chỉ xảy ra sau năm 1971, khi chính phủ tạo ra được nhiều việc làm, luật pháp mới có thể thi hành.
Chiến dịch dẹp vỉa hè tại TP HCM ồn ào hơn khi trực tiếp Phó Chủ tịch Quận 1 là ông Đoàn Ngọc Hải xuống đường. Cũng chính sự quyết liệt của ông đã làm cho nhiều tuyến đườngꦫ được ngăn nắp, trật tự và đi vào khuôn khổ. Và cũng chính vì thế mà ông đã nhận được những tin nhắn không mong đợi khi bị chửi bới và dọa nạt.
Chưa thể nói rằng ông Hải Quận Nhất đã thành công. Nhưng ít nhất là những động thái quyết liệt ở đầu kia đất nước đã đẩy những xung đột lên cao trào, làm bộc lộ ra những mâu thuẫn cần được giải quyết. Mâu thuẫn lớn nhất, chính là cuộc sống mưu sinh của những người đã bám vào vỉa hè nhiều năm, với xu hướng tất yếu của một đô thị văn minh. Hà Nội thì không♉ vậy. Chưa thấy có gương mặt𒅌 nào đứng ra làm đại diện cho những xung đột nơi vỉa hè.
Nếu có một giải pháp nào đó, thì nó chỉ có thể xuất hiện sau khi người ta đã nhìn rõ những xung đột. Nếu có một lời giải cho bài toán vỉa 🔯hè, chỉ là sau khi người ta đã quyết tâm “xới” đề bài lên.
Ở Hà Nội, không có những điều đó. Chiến dịch được thực hiện một cách cầm chừng thậm chí là những hộ dân đang bám trụ mưu sinh vỉa hè còn không có nổi một cơ hội để thể hiện sự 🍎cực đoan. Họ nhìn ra đường và thở dài.
Một tuyến phố bán hàng rong, hay là những hỗ trợ thiết thực khác cho miếng cơm manh áo của những người đang mưu sinh trên vỉa hè... Tất cả những ý tưởng và mong ♓mỏi dừng lại ở dạng chờ đợi.
Cái vỉa hè nhếch nhác, thứ từng là đặc trưng của thủ đô, chắc chắn phải 🉐được thay thế bằng một không gian văn minh hơn. Đó là giai đoạn phát triển theo một trật tự tuyến tính mà rất nhiều quốc gia phải trải qua.
Nhưng người ta không thể thực hiện trật tự tuyến tính đó b𒆙ằng các đợt “ra quân” bằng đoàn liên ngành hay là những tuyên ngôn được phát đi.
Người phụ nữ tâm thần bên vỉa hè có lẽ sẽ không thể gọi tên đượౠc thứ mình đang chờ đợi.💜 Nó là một hệ thống chính sách được xây dựng bài bản và khoa học.
Hay bà đang là người duy nhấ🍰t thực s🌃ự tư duy về điều đó?