Tài khoản TikTok có tên Deeptomcruise mới đây đã đăng ba video có nội dung chính là một người đàn ông có khuôn mặt giống như tài tử Hollywood Tom Cruise đang ꧑thực hiện nhiều hành độ🤪ng khác nhau. Video được chú ý nhất là nam diễn viên hướng dẫn chơi golf và giới thiệu về podcast của mình.
Video nhanh chóng nhận được gần 8 triệu lượt xem chỉ sau năm ngày đăng tải, cùng hơn 822.00ꦫ0 lượt "thả tim", hơn 23.000 bình luận và gần 35.000 lượt chia sẻ. Tuy nhiên, đây là video giả mạo, được thực hiện bằng công nghệ deepfake.
"Từ khuôn mặt đến giọng nói và cử chỉꦜ của người đàn ông trong video đều rất giống Tom Cruise, tôi không hề nghi ngờ có 🐓sự giả mạo ở đây. Tôi đã nghĩ rằng Tom Cruise tự quay video và đăng lên TikTok", một tài khoản bình luận. "Nếu không đọc phần bình luận và đọc lại tên tài khoản, có lẽ tôi không biết đây là video được làm giả. Một trong những video giả mạo Tom Cruise thực nhất mà tôi từng thấy", một tài khoản TikTok cho biết.
Một số người dùng cảm thấy hoang mang về độ "siêu thực" của video. "Những nội dung deepfake dạng này đang trở nên chân thực một cách đáng lo ngại. Làm thế quái nào chúng ta còn có thể tin tưởng những gì sẽ thấy trên TV", một tài khoản TikTok viết. "Tôi cảm thấy may mắn vì video này chỉ mang tính hài hước và vô hại. Nhưng thật lo lắng nếu nó được dùng💛 cho mục đích xấu", tài kho𝄹ản khác bình luận.
Deepfake là sự kết hợp giữa "deep learning" và "fake" - công nghệ nổi lên từ 2018. Về cách thức hoạt động, deepfake sử dụng AI để quét video và ảnh chân dung một người sau đó hợp nhất với video 🧸riêng biệt và thay thế các chi tiết trên gương mặt như mắt, miệng, mũi với chuyển động gương mặt, giọng nói như thật.
Trước đây, video deepfake thường được tạo ra chủ yếu liên quan đến nội dung khiêu dâm và thường có độ phân giải thấp. Tuy ✱nhiên, việc chúng ngày càng được cải thiện theo thờ🥂i gian về cả chất lượng hình ảnh, âm thanh và độ chân thực khiến nhiều người lo ngại.
Gần đây, Microsoft đã ra công cụ phát hiện video deepfake có tên Vi❀deo Authenticator. Nó sẽ được triển🐟 khai đầu tiên dưới dạng tiện ích mở rộng cho các trình duyệt, nhưng chưa rõ thời gian phổ biến cho người dùng cuối.
Theo một khảo sát của Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) có trụ sở tại Singapore, nhiều người dễ dàng bị thuyết phục với các nội dung giả mạo bằng deepfake, kể cả những người tự nhận mình am hiểu sâu về lĩnh vực này. Còn theo Sensity, một công ty chuyên nghiên cứu deepfake nói rằng có tới 49.081 nội dung deepfake đã được phát hiện trên Internet trong 6 tháng đầu năm 2020, gấp đôi so với năm ngoái. Không ít trong số đó mạo danh người nổi tiếng như CꦿEO Facebook Mark Zuckerberg, tỷ phú Bill Gates, Elon Musk... và truyền đi thông tin sai sự thật.
Nina Schick, một chuyên gia về deepfake, cho rằng, nếu không sử dụng đúng mục đích, công nghệ này sẽ rất đáng lo ngại. ♏"Deepfake đang mang lại những cơ hội to lớn về thương mại và sáng tạo, nhưng cũng là một công nghệ được vũ khí hóa trong tương lai", Schick dự đoán.
Bảo Lâm (theo Dexerto)