Thế giới hiện có 170 triệu người nhiễm viêm gan C, trong khi HIV chỉ có khoảng 40 triệu. M🌳ỗi năm có🌺 3 đến 4 triệu ca mắc mới. Trên 50% người bệnh sống ở châu Á Thái Bình Dương.
Việt Nam༺ là một trong những quốc gia có số ca mắc viêm gan siêu vi B và C ở mức cao trong khu vực các nước đang phát triển. Trong đó viêm gan siêu vi C là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây nên viêm gan mạn tính với 75% trên tổng số gần 3 triệu bệnh nhân. 25% trong số đó chuyển biến thành xơ gan và ung thư dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai cho biết, viêm gan C là bệnh truyền nhiễm doಞ Hepatitis C virus (HCV) gây nên, bệnh thầm lặng nhưng hậu quả rất nặng nề. Căn bệnh trở thành gánh nặng cho toàn cầu, chỉ có 15-40% tự khỏi, đa số thành mãn tính. Khi đó, bệnh tiến triển dần dần sau 20 đến 30 năm gan sẽ bị xơ, hoặc ung thư.
Viêm gan C mới được phát hiện cách đây 30 năm. Mỗi năm có kඣhoảng 1 triệu người chết do bệnh này. Virus viêm gan C liên tục biến đổi nên không có văcxin phòng bệnh.
Virus gây viêm gan C qua đường máu như truyền máu lọc máu, qꦜuan hệ tình dục không an toàn, tiêm chính, xăm trổ, mẹ lây cho con, bác sĩ ngoại khoa phơi nhiễm trong quá trình🦂 tiến hành thủ thuật, phẫu thuật…
Khoảng 90% người nhiễm viêm gan C không biết mình đang nhiễm. Bệnh diễn ra âm thầm, không có triệu chứng gì cho đến khi gây ra những 💫tổn hại nghiêm trọng đến gan. Người nhiễm bệnh không biết mình bị nhiễm và có thể vô tình để bệnh lây lan trong cộng đồng.
Một số biểu hiện của bệnh như sốt, đau dạ dày, đau khớp, đꦜau nhức bắp thịt, da ngứa, kém ăn, buồn nôn và mệt mỏi, đặc biệt nước tiểu sẫm màu, vàng mắt, vàng da... Bệnh nhân phát hiện viêm gan C cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh dẫn đến xơ gan và ngăn ngừa lây nhiễm cho cộng đồng.
Phác đồ điều trị viêm gan C tại Việt Nam khá phức tạp với loại thuốc chích lẫn uống kéo dài 48-72 tháng kèm nhiều tác dụng phụ như thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn chức năng tuyến giáp và mức chi phí quá cao khꦓiến số bệnh nhân tiếp cận thuốc ở mức rất thấp. Hơn nữa khi điều trị, tỷ lệ đáp ứng bền vững với virus viêm gan C chỉ đạt 50-70%. Nhiều bệnh ✨nhân bỏ điều trị bởi nản lòng.
Năm 2014, Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép ứng dụng loại thuốc thế hệ mới tron🤪g phác đồ điều trị viêm gan siêu vi C, với thời g𝄹ian điều trị 12 tuần, chi phí rẻ và ít tác dụng phụ, tỷ lệ được chữa khỏi hoàn toàn cao hơn, đạt hơn 90%. Tuy nhiên, thuốc thế hệ mới chưa được đăng ký tại Việt Nam và chưa được đưa vào danh sách bảo hiểm y tế chi trả nên việc điều trị viêm gan C vẫn còn là gánh nặng của bệnh nhân và cộng đồng.