Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Cát Phương Vũ, ⛦khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP HC🅠M, cho biết vừa cứu sống bé trai một tuổi, quê Bến Tre, bị viêm màng não mủ.
Cuối tháng 8, bé sốt cao liên 🌞tục, co giật toàn thân, lơ mơ, được gia đình đưa đến bệnh viện địa phương, bác sĩ không xác định được bệnh cảnh rõ ràng. Khi chuಞyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, bé đã hôn mê do phù não. Ê kíp cấp cứu lập tức cho bé thở máy, chống phù não, kết quả chụp CT loại trừ các biến chứng nội sọ.
Bác sĩ kiểm tra dịch màng não tủy, phát hiện dịch não tủy của bé đã đục như nước dừa non, lượng protein tăng cao gấp 4-5 lần ở trẻ bình thường, bạch cầu lấp đầy dịch não tủy. Bác sĩ nhận định ♒bệnh nhi bị viêm màng não mủ, tình trạng cực k🍎ỳ nguy cấp.
"Các triệu chứng thần kinh khởi൩ phát sớm và rầm rộ. Bệnh nhi nguy kịch, tiên lượng tử vong nhanh chóng nếu không xử trí kịp thời", bác sĩ Vũ nhớ lại.
Bé được sử dụng l💮oại kháng sinh đặc biệt có thể thấm vào màng não với liều cao hơn so 𓂃với bình thường. Đồng thời, bé phải truyền tĩnh mạch dài ngày, theo dõi dấu thần kinh, chụp phim CT kiểm tra định kỳ. Sau gần hai tuần điều trị tích cực, bé tỉnh táo hẳn, mủ trong dịch não tủy tiêu biến. Bé nhận biết được mọi người, vận động tay chân linh hoạt, cai máy thở.
Bác sĩ Vũ khuyến cáo, miền Nam đang vào giai đoạn thời tiết chuyển mùa, nắng nóng xen kẽ mưa lớn, gia đình có con nhỏ cần cảnh giác với bệnh viêm màng não mủ. Đ💫ây là bệnh rất nặng, phải điều trị cấp cứu.
Viêm màng não mủ là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào màng não gây viêm, sinh mủ. Chúng làm tổn thương hệ thần kinh, có thể gây tử vong hay để lại những di chứng như điếc, mù, động kinh, yếu liệt t💧ay chân hoặc chậm phát triển tâm thần vận động...
Nhiều cha mẹ xem nhẹ các dấu hiệu, đưa con đi khám muộn. Đặc biệt, tình trạng tự sử dụng kháng sinh khi🎃ến bệnh꧒ tình của trẻ nặng hơn.
"60-80% trẻ nhập viện đã bị cha mẹ tự🌌 ý cho dùng kháng sinh", bác sĩ Vũ nói.
Dùng kháng sinh vô tội vạ là nguyên nhân khiến tình trạng kh♎áng thuốc ngày một trầm trọng. Biểu hiện ban đầu của bệnh vì thế cũng bị che khuất đi hoặc có thêm những triệu chứng phứ🅠c tạp khó nhận biết, gây khó khăn cho điều trị, dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh lý khác.
Dấu hiệu trẻ viêm màng não là sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa n🐎hư tiêu chảy hoặc ♒nôn, ho, chảy nước mũi... Biểu hiện này rất khó phân biệt với bệnh lý khác. Do đó cần theo dõi sát, đưa trẻ đến bệnh viện khám, xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
"Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử ♚dụng bất kỳ loại thuốc nào mà cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế nếu trẻ có dấu hiệu bất thường. Càng chậm trễ, càng làm ngắn cơ hội sống kꦅhoẻ mạnh của con", bác sĩ Vũ nhấn mạnh.
Thư Anh