Khám bệnh tại Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: Hoàng Hà. |
Bé Bon nhà chị Hà bị chẩn đoán viêm mũi họng cấp và viêm thanh quản cấp, biểu hiện ho, chảy nước mũi và hơi sốt. Đến phòng khám gần nhà cho tiện, chị được kê kháng si♏nh Azipowder, dùng 🦂trong 3 ngày. Hết thuốc, con bé đỡ ho hẳn, nhưng vẫn còn húng hắng rất nhẹ và mũi vẫn còn ít đờm.
Khi đưa con đi khám lại, bà bác sĩ già, từng làm việc tại BV Nhi Trung ương, khuyên nên dùng tiếp một đợt kháng sinh nữa cho dứt hẳn, bằng loại mạnh Zinat, và đề nghị❀ thực hiện thêm "khí dung" trong 5 ngày để xông trực tiếp thuốc vào khoang mũi họng.
Thấy con gái khóc gào đến khản giọng sau 10 phút bị "tra tấn" bằng cách chụp thiết bị vào mặt, chị Hà quyết định hôm sau không c🌜ho con đi làm "khí dung" nữa và cũng dừng luôn uống kháng sinh, vì chị biết Zinat là loại kháng sinh rất mạnh và bé Bon ꦅthì cứ uống loại này vào là ỉa chảy đến rạc cả người.
Lời giải rất đơn giản
Gọi điện đến một bác sĩ người quen, từng tu nghiệp ở Ph🌃áp về chuyên khoa Tai Mũi Họng, chị được khuyên "không cho cháu uống thêm kháng sinh nữa, cứ kiên trì nhỏ nước muối Natriclorid 0,9% liên tục ngày 6-7 lần, mỗi lần nhỏ đầy cả lọ cho nó chảy tràn xuống họng nhé. Dùng miệng hoặc đưa bé đến phòng k🅺hám nào đó để hút sạch đờm trong mũi bé ra". Bán tín bán nghi, chị Hà làm theo lời khuyên này trong sự phấp phỏng, đồng thời cho bé uống kèm thêm thuốc ho Bổ phế.
Dần dần, bé Bon khỏi lúc nào chị cũng không rõ, chỉ biết 1 tuần sau bé hết hẳn ho ඣvà tiếng thở khi ngủ đã trong trẻo.
Chị Hoa, nhân viên một công ty viễn thông có tiếng tại Ba Đình, Hà Nội cũng trải qua kinh nghiệm nuôi con tương tự. Cu Tâm 4 tuổi nhà chị từ nhỏ liên tục phải đi viện vì ho hắng, và lần nào cũng vẫn "bài ca kháng sinh". Nhưng một lần, được một vị bác sĩ từng du học tại châu Âu cho lời khuyên vô cùng đơn giản: nhỏ nước muối thật nhiều để rửa mũi - họng, chị làm theo và cu Tâ😼m hầu như đã chấm dứt được những cơn ho lắt nhắt.
Sau lần ấy, chị Hoa liên tục áp dụng "chiêu" này cho cả nhà: "bất cứ khi nào thấy thằng bé chớm ho, hoặc vừa tắm nước lạnh xong, hoặc đi chơi đường xa bụi bặm về, là mình lấy cả bình nước muối to, nhỏ vào mũi cho nó chảy xuống cổ họng. Đờm chảy tuốt theo ra ngoài, và 🦄thằng Tâm chả còn ho hắng gì hết".
Bác sĩ Hồng Anh, Viện Tai Mũi Họng Trung ဣương, từng học chuyên tu tại Pháp, cho biết rỏ nước muối là một kinh nghiệm rất rẻ tiền và hiệu quả. Trong trường hợp viêm mũi họng nhẹ, nước muối sẽ làm tan đờm, "vệ sinh" toàn bộ đường hô hấp ngoài giúp giảm các kích ứng gây ho và tạo điều kiện cho bệnh tự lành.
"Người phương Tây rất hạn 🗹chế dùng kháng sinh, chỉ dùn🔯g khi bất đắc dĩ, trong những trường hợp có sốt cao mà thôi", chị nói.
Với trường hợp bé Bon, bác sĩ Hồng Anh giải thích thuốc Azipowder tuy chỉ uống ꦰcó 3 ngày, nhưng tác dụng kéo dài tới 7 ngày, vì thế hết 3 ngày thuốc mà bệnh chưa dứt ngay thì cũng không được tuỳ tiện uống thêm kháng sinh, phải để cơ thể tự phục hồi. Ngoài ra, khi mũi bé vẫn có đờm thì việc chạy "khí dung" là vô tác dụng, vì niêm mạc 🌸mũi bị đờm che lấp, không thể tiếp xúc với thuốc được.
Bác sĩ Phạm Thắng, tại Viện Tai mũi họng Trung ương, người có cùng chủ trương dùng nước muối cho bệnh mũi họng thì khuyên các bậc phụ huynh rằng "lúc cần thiết cũng phải dùng kháng sinh, nhưng đa số các trường hợp có thể chỉ cần dùng nước muối thật nhiều rửa sạch mũi họng và dùng kèm thêm các thuốc trị ho đơn giản là có t𒁏hể tự khỏi".
Cũng theo các bác sĩ, viêm mũi họng ở trẻ em ban đầu thường do virus gây ra, khi đó dùng kháng sinh không phải là quan trọng nhất mà phải đảm bảo thông thoáng đường thở, dẫn lưu tốt dịch mùi. Chính vì thế nước muối rấ🌳t có ích trong trường hợp này. Nếu bội nhiễm nặng thì mới phải dùng đến kháng sinh. Khi đó, "để tránh bị kháng thuốc kꦛháng sinh, bệnh nhân nên dùng các loại nhẹ trước", bác sĩ Hồng Anh nói.
Thuận An