Ấn phẩm gồm 39 bài thơ được tác giả viết trong khoảng 5 nă💞m gần đây, thể hiện suy nghĩ của anh về cuộc sống, tình yêu, dòng chảy thời gian và những 𝐆chiêm nghiệm.
Các bài thơ không chia theo bố cục mà dàn trải theo mạch cảm x✨úc của tác giả. Đôi khi, nhà thơ ''tức cảnh sinh tình'' vì chứng kiến một cơn mưa, hay suy ngẫm về đời người trong khoảnh khắc giao mùa.
Khác với cảm xúc lãng mạn, chỉ phảng phất chút buồn của chàng trai mới lớn ở tập Chiều không tên như vết mực giữa đời (2021), Viễn ca mang nhiều suy nghĩ về nhân sinh của người đàn ông đã đi qua thăng trầm. Ở tuổi 56, nhà thơ đúc kết trong bài Tự khúc: ''Đời là một😼 chiếc ống bơ/ Lăn trên số phận, chẳng ngờ lăn 🉐xa/ May - thì rung chuyển sơn hà/ Rủi - thằng nhặt lá đá òa cơn mưa''.
Có lúc, anh suy ngẫm về những hướng đi trong đời, ở bài Đường thẳng: ''Đôi khi đi quá nửa con đường/ Đột nhiên thấy tại sao mình cần đi đường thẳng?/ Tạ♍i sao để con đường dẫn ta đi/ Và ta đi theo con đưꦗờng/ Như một định mệnh?".
Nhà thơ còn dành một phần để hoài niệm về năm tháng thanh xuân. Tác giả cho biết sau hơn 30 năm ''lăn lộn'' với đời, anh hồi tưởng giai đoạn còn là sinh v❀iên Khoa Văn, Đại học Tổng hợp. ''Đó là thời của cảm xúc tinh khôi, đôi mắt nhìn đời trong trẻo, vừa giàu sức sáng tạo lại có sự liều lĩnh của tu෴ổi trẻ'', anh nói.
Tác giả bộc bạch trong bài Lá rụng xuống sân trường năm 88: ''Đỏ hoa phượng, cháy ngang trời ꦚhạ lửa/ Quán ven đường ta 'cắm' tuổi thanh xuân/ Dốc cạn túi chỉ còn câu thơ cũ/ Lăn൩ cuối chiều, khất nợ những hoàng hôn/ Lá rụng xuống sân trường năm 88/ Ta năm mươi ngồi viết thơ buồn''.
Bên cạnh những vui buồn cá nhân, Nguyễn Tiến Thanh thể hiện trách nhiệm với thời cuộc, lòng biết ơn thế hệ cha ông đã hy sinh vì đất nước, qua bài Miền Trung: ''Huyền tích trầm bi vắt ngang viễn sử/ Cha ông xưa đánh giặc ngàn đời/ Yêu đất nước qua dòng sông🅷 đang chảy/ Qua 🌌cây lúa trên đồng, qua từng hạt mưa rơi''.
Nhiều nhà thơ, chuyên gia nhận định Nguyễn Tiến Thanh thể hiện được chất lãng tử trong các sáng tác. Nhà lý luận phê bình Nguyễn Hoài Nam - ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương - nhận xét tập Viễn ca ''giàu có về chiều sâu của những suy tưởng, cái khác lạ của ngôn ngữ và hệ thống thi ảnh'', cảm nhận được sự mới mẻ trong thơ🧸 Nguyễn Tiến Thanh.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho biết đọc tập thơ như đư𒆙ợc quay lại thời sinh viên, thầm tiếc không sống hết các cung bậc của tuổi trẻ. Nhà thơ Đỗ Anh Vũ đọc những sáng tác đầu tiên củaꦚ Nguyễn Tiến Thanh từ giai đoạn 1995-1996. Theo dõi hành trình thơ ca của tác giả, anh khẳng định: ''Chất lãng tử du ca là hồn cốt của Tiến Thanh, gọi về cho anh những câu thơ tài hoa, làm người đọc hòa theo không gian và cảm xúc của tác giả''.
Tác giả Nguyễn Tiến Thanh 56 tuổi, có hơn 30 năm làm việc trong lĩnh vực báo chí, trải qua nhiều chức vụ tại các báo như Thanh Niên, Gia đình và xã hội, Đời sống và Pháp luật, hiện là tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Anh từng ra mắt ba tập thơ vào năm 2021 là Chiều không tên như vết mực giữa đời (Nhà xuất bản Văn học), Loạn bút hành (Nhà xuất bản Hội Nhà văn), Thời của tạp chí (Nhà xuất bản Văn học).
Phương Linh