Giữa tháng 7, bà Nguyễn Lệ Hà chuyển từ cơ sở ở Cự Khê (Thanh Oai) đến cơ sở mới ở thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ). Gia đình bà từng có kinh tế khá giả nhưng tài sản trong nhà dần đội nón ra đi vì người con trai duy nhất tiêu xài hoang phí. Năm 2021, anh con trai đòi mẹ bán nhà lấy vốn làm ăn. Số tiền còn lại không đủ mua một căn chung cư nên bà Hà chuyển vào viện dưỡng lão.
Nhưng số tiền đó cũng không duy trì được lâu, lương hưu hơn 5 triệu đồng của bà không đủ chi phí hàng tháng. Bà Hà định ra ngoài thuê phòng trọ sống cùng với sinh💯 viên cho rẻ. Nghe bà giãi bày, chị Trần Thị Thúy Nga, phó giám đốc trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, cho biếꦆt sắp mở cơ sở mới có mức phí thấp hơn.
Chị Trần Thị Thúy Nga chia sẻ ngay k♊hi thành lập viện dưỡng lão đã rất trăn trở khi thấy nhiều người muốn vào nhưng khả năng tài chính hạn chế. Chị nói không thống kê xuể số người hỏi "Khi nào trung tâm có viện dưỡng lão giá rẻ?", cũng không ít những hoàn cảnh "đứt gánh giữa đường" vì hết tiền trả phí.
"Khi đang loay hoay giải bài toán ấy, một tập đoàn chuyên v♛ề xuất khẩu lao động quyết định kết hợp với chúng tôi", chị cho biết.
Ngoài lý do ở ngoại thành, yếu tố giúp hạ mức phí là có sẵn nguồn đất đai nên có thể xây dựng bài bản, đủ các hạng mục. Ở giai đoạn một, khu dưỡng lão là một dãy nhà một tầng sức chứa tối đa 36 giường, 🐲gồm 2 phòng đôi, 8 phòng bốn giường bắt đầu hoạt động từ ngày 22/6. Các phòng đều được trang bị đầy đủ tiện nghi như giường, nệm, quạt, điều hòa hai chiều, TV, tủ lạnh, bình nón𒁏g lạnh, vệ sinh khép kín. Đặc biệt khuôn viên có sân vườn, ao hồ, bể bơi, sân bóng, nằm trên diện tích 3 hecta.
Tại cơ sở mới mở này, phòng 4 người có chi phí 6 triệu đồng, phòng đôi 8 triệu đồng, phòng đơn 10 triệu đồng, ở bán tꩲrú 200.000 đồng một ngày, chi phí chăm sóc lễ Tết 500.000 đồng m🅘ột ngày.
Đang sống ổn định ba năm nay ở một viện dưỡng lão tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) nhưng lúc nghe tới cơ sở ngoại ô này có chi phí rẻ hơn, cụ bà Nguyễn Thị Thanh, 86 tuổi, chuyển nhà không chút do dự. "Đến𓆉 chỗ mới vừa đẹp vừa có không gian, lại ít tiền hơn", bà nói.
Cụ 🦩bà có lương hưu chưa đến 4 triệu đồng. Bốn người con đều có kinh tế bình thường. Năm ông xã mất, bà cảm thấy về ở với🌟 con nào cũng không ổn nên quyết định đến viện dưỡng lão.
Ở cơ sở cũ, bà thuộc nhóm đóng phí thấp nhất (8 triệu đồng) gấp đôi lương hưu. Đợt điều chỉnh tăng phí hàng năm sắp tới có thể cao hơn nữa. "Khiꦍ chuyển về đây tôi đã đỡ được một phần chi phí cho con cꦛháu", cụ bà chia sẻ.
Khảo sát 10 trung tâm dưỡng lão phân khúc tầm trung ở Hà Nội cho ౠthấy chi phí trong khoảng 8-20 triệu đồng mỗi tháng. Mức thấp nhất dành cho các cụ khỏe, ở phòng tập thể 5-8 người.
Trong thăm dò ý kiến hơn 6.000 độc giả của VnExpress với câu hỏi "Gia đình bạn có thể chi bao nhiêu nếu muốn gửi người cao tuổi vào viện dưỡng lão?", 40% cho biết không đủ khả năng, 38% cho biết có thể chi 8-10 triệu đồng, 14% ở mức 🥃10-15 triệu đồng và 8% trên 15 triệu đồng một tháng.
Trên thực tế, hầu hết những người vào viện dưỡng lão đều có lương hưu hoặc gia đình có điều kiện. ꦜCả nước hiện có gần 2,7♑ triệu người hưởng lương hưu với mức trung bình 5,4 triệu đồng một tháng.
Sáng 6/8, bà Nguyễn Thị Phi, 75 tuổi, thuê chiếc xe 5 tấn chở tất cả quần áo, đồ dùng, xe đạp, tủ lạnh, TV vào viện dưỡng lão này. Vừa lên đến nơi mặt bà giãn ra, cười không nghỉ ✤vì không gian sống từ đây tới cuối đời "tuyệt vời hơn cả những gì tưởng tượng".
Một tuần đầu ở viện dưỡng lão một mình, bà Lệ Hà đã đi hái khế, hái nhãn, câu 🐓cá và thăm thú được mọi chỗ. Khi các bạn già khác tới, bà xung phong dẫn mọi người đi chơi khắp ngõ ngách.
"Mấy cháu điều dưỡng đang 𓃲rủ tôi mặc đồ bơi xuống bể tắm. Tôi thì chỉ mong 🥂mùa đông nhanh đến để diện đồ cho đẹp, đi dạo ven hồ ở đây sẽ thích lắm", cụ bà nói.
Xem thêm hình ảnh về các cụ ở dưỡng lão bình dân ở ngoại thành Hà Nội.
Phan Dương