"Sau hai tuần, mẹ không muốn về nhà. M🅷ẹ nói ở nhà cô đơn quá. Ở viện dưỡng lão có rất nhiều người và mẹ tôi thích không khí ở đó", con gái 78 tuổi của cụ bà nói.
ReU Living, trung tâm ở Kuala Lumpur đang tiếp nhận khoảng 50 người đang trong giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật, chủ yếu là người ở ngắn hạn. T🌃rung tâm này nằm trong khách sạn nghỉ dưỡng MiCasa, cách Tháp đôi Petronas ở trung tâm thủ đô đoạn ngắn. ReU Living khác xa với khuôn mẫu về 🍌những viện dưỡng lão buồn tẻ và nhàm chán.
Khi những người khá giả Malaysia bước sang tuổi xế chiều, các viജện dưỡng lão cao cấp dần xuất hiện, mang tới cho người cao tuổi hoặc những người cần được chăm sóc kỹ lưỡng nhiều lựa chọn hơn. Bên cạnh đó, nhiều khách sạn kinh doanh thua lỗ hậu đại dịch Covid-19 cũng tìm ra hướng kinh doanh mới với viện dưỡng lão cao cấp.
Giám đốc điều hành ReU Living Anဣna Chew cho biết hậu Covid-19, bà cảm thấy phải xây dựng các cộng đồng cho người cao tuổi và người cần hồi phục sau phẫu thuật, đem tới sự thoải mái và sang trọng.
"Tôi muốn xây dựn✨g những viện dưỡng 🐼lão như vậy cho mẹ và chính bản thân tôi, để cung cấp dịch vụ ở mức cao nhất nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi", Chew nói.
Phí tại ReU Living thấp nhất là🍒 1.600 USD một tháng hoặc 55 USD một đêm nếu lưu trú ngắn ngày. Khi bỏ ra khoản tiền này, cư dân sống ở đây không phải lo về việc d🔴ọn dẹp, được ở trong các căn hộ sang trọng và hưởng các dịch vụ cấp cao như đồ ăn do khách sạn phục vụ, làm vật lý trị liệu và trải nghiệm các dịch vụ y học cổ truyền.
Nhiều người trưởng thành bận rộn với sự nghi🎀ệp sẵn sàng chi số tiền đó để bố mẹ được sống trong môi t𝕴rường an toàn và thoải mái.
Leonard Theng, giám đốc viện dưỡng lão Sunway Sanctuary khai trương vào tháng 6/2023, cho biết: "Một số người cao tuổi có con đang làm việc ở nước ngoài nên ở đây một mình. Con cháu luôn ♊có thể yên tâm rằng họ đang được chăm sóc tốt tại đây".
Sunway Sanctuary hiện có 75-90 cư dân, trong đó có 20-25 𒈔người lưu trú dài hạn. Chi phí ba ngày dành cho hai người tại đây từ khoảng 250 USD. Nếu lưu tr🦩ú dài hạn, phí sẽ là khoảng 1.800 USD mỗi tháng.
Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc (LHQ), dân số Malaysia đang già nhanh chóng, 🌄với hơn 7% dân số từ 65 tuổi trở lên vào năm 2020. Ngân hàng Thế giới ước tính Malaysia có thể trở thành xã hội "siêu già" vào năm 2056, tức là nhóm trên 65 tuổi chiếm 20% dân số cả nước.
Malaysia có khoảng 1.400 viện dưỡng lão tư khắp cả nước, nhưng việc bố mẹ cao tuổi sống cùng con cháu vẫn phổ biến hơn cả. Cuộc khảo sát năm 2014 của Ủy ban Phát triển Gia đình và Dân số Quốc gia Malaysia, được khảo sát 10 năm một lần, chỉ ra rằng 70% người cao tuổi Malay𝓀sia ở cùng con cái hoặc người thân, với 8/10 cha mẹ cao tuổi được con cái hỗ trợ tài chính.
Tuy nhiên, lối sống này có thể thay đổi, khi người cao tuổi ở Malaysia ngày càng giàu có hơn𝓰.
Bác sĩ Ramnan Jeyasingam, giám đốc điều hành và giám đốc dịch vụ y tế tại Pacific Senior Living, bên mở trung tâm chăm sóc người cao tuổi Acacia, nhận định khoảng 15% người Malaysia sẽ trên 60 tuổi vào năm 2030. Jeyasingam cho biết họ 🍌có kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động. "Mọi người cần những loại dịch vụ này khi d🅠ân số già đi. Vì vậy chúng tôi đang tìm cách đáp ứng nhu cầu", ông nói.
Với mức phí khởi✤ điểm từ 1.800 USD mỗi tháng, Acacia cung cấp các dịch vụ như vật lý trị liệu, phòng tập thể dục, hồ bơi, bác sĩ qua thăm khám và người chăm sóc đã được𝔍 đào tạo. Acacia hoạt động từ tháng 11/2023, có sức chứa khoảng 150 người và hiện có 14 cư dân.
Nhiều người nước ngoài, đặc biệt là khách Singapore, đã bày tỏ mong muốn được đến cơ sở. Acacia đang có kế hoạch mở thêm viện dưỡng lão ở các bang khác, tꦕrong đó có Penang và Johor.
Bà Lee Chee Meng, 74 tuổi, người đã ꦍở Acacia một tháng để hồi phục sau khi bị gãy tay, cho biết bà đang cân nhắc ở đây lâu hơn. "Cảm giác giống như đi nghỉ dưỡng với những bữa ăn ngon và nhân viên chu đáo. H꧂ọ luôn nỗ lực để đảm bảo sự hài lòng và sức khỏe của tôi", bà Lee nói.
Siva Shanker, giám đốc điều hành của công ty tư vấn bất động sản Rahim and Co International, cho biết ngày càng có nhiều viện dưỡng cao cấp xuất hiện. ಌ"Chúng không chỉ phục vụ người bệnh và ốm yếu. Những cơ sở này phục vụ nhữn✨g người lớn tuổi ở một mình. Họ có thể bán ngôi nhà lớn và chuyển tới đây tìm những người bạn cùng độ tuổi", ông Shanker nói.
Ông Shanker cũng lưu ý rằng xã hội Malaysia đặt nặng quan điểm về lòng hiếu thảo và việc đưa bố mẹ tới viện dưỡng lão có thể bị phản đối. Tuy nhiên, mọi thứ đang tha🍌y đổi, khi các bậc cha m꧃ẹ trong tương lai có thể không muốn sống cùng con cái. Bên cạnh đó, Malaysia cũng đang đối mặt tình trạng chảy máu chất xám, với khoảng 1,86 triệu người sống ở nước ngoài.
"Sự phát triển của các viện dưỡng lão này là tất yếu. Đây cũng là kết quả của tình trạng chảy máu chất xám. Tôi biết nhiều gia đình có con cái sống ở nước ngoài và không có💟 ý định về nước", ông Shanker nói.
Ngọc Ánh (Theo Straits Times, AFP)