Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports hôm 23/1. Kẹo cao su này là một loại nhựa màu đen giống nhựa đường, được làm từ mảnh vỏ cây bạch dương, có nước bọt và dấu răng rõ r🍸àng. Các nhà khảo cổ đã phát hiện chúng cách đây 30 năm, bên cạnh những bộ xương tại khu khảo cổ Huseby Klev 9.700 năm tuổi, phía bắc thành phố Gothenburg, Thụy Điển.
Theo Anders Gotherstrom, đồng tác giả nghiên cứu, nhà khoa học tại Đại học Stockholm, người dân từ thời săn bắt, hái 🌺lượm có thể đã nhai cây ra nhựa để làm keo, lắp ráp công cụ và vũ khí. Giả thuyết khác là họ dùng kẹo cao su nhằm mục đích chữa bệnh.
"Một số mẫu kẹo cao su được cả nam lẫn nữ dùng, phần lớn là thanh thiế꧃u n𓂃iên", Gotherstrom nói.
Trước đó, vào năm 2019, các nhà nghiên cứu đ🧸ã lập bản đồ di truyền từ các mẫu kẹo cao su. Lần này, Gotherstrom và nhóm cổ sinh vật học của ông một lần nữa xác định được DNA tìm thấy trong kẹo cao su. Từ đó, họ chỉ ra các thanh thiếu niên đã ăn thịt hươu, cá hồ, quả phỉ trước khi nhét kẹo cao su vào miệng và nhai.
Các nhà khoa học đã phát hiện ít nhất một thiếu niên thời tiền sử có vấn đề về sức khỏe răng m🔯iệng nghiêm trọng. Trong mẫu kẹo cao su, 🐽họ tìm thấy các vi khuẩn viêm nha chu, nhiễm trùng nướu.
"Cô gái thời đồ đá bắt đ🦹ầu rụng răng ngay sau kh𓂃i nhai loại kẹo cao su này, hẳn là rất đau", Gotherstrom cho hay.
Theo tiến sĩ Andrés Aravena🍷, nhà khoa học tại Đại học Istanbul, việc xác định các loài khác nhau từ DNA là một thách thứ🌜c.
"Chúng tôi đã phải áp dụng một số công cụ phân tích nặng về tính toán để phân biệt những loài sinh vật khác nhau. Tất cả công cụ của chúng tôi đều chưa ♍sẵn sàng để áp dụng cho DNA cổ đại. Tuy nhiên, phần lớn thời gian, chúng tôi phải điều chỉnh chúng", ông nói.
Năm 2019, các nhà khoa học đã dựng lại hình ảnh người phụ nữ dựa trên DNA chiết xuất từ viên kẹo cao su 5.700 năm tuổi. Cô gá꧙i có làn da ngăm đen, mái tóc nâu và đôi mắt xanh, đến từ Syltholm, một hòn đảo của Đan Mạch♚ ở Biển Baltic. Các nhà nghiên cứu đặt biệt danh cho người phụ nữ là "Lola".
Thục Linh (Theo CBS News)