Bộ phim điện ảnh Đời Như Ý của đạo diễn V🌠ương Quang Hùng vừa công chiếu. Đây là phim nhựa đầu tiê🌱n được thực hiện dựa trên kịch bản do chính đạo diễn chuyển thể từ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Xuyên suốt 90 phút, Đời Như Ý xoay quanh câu chuyện về gia đình ông Hai Đời mù làm nghề hát rong, bán vé số dạo trong xóm lao động. Cuộc sống nay đây mai đó của Hai Đời bỗng trở nên có cặp có đôi khi một ngày ông yêu và nhận cô gái tên Lùn về ở chung căn🅠 nhà trọ. Bé Lùn "tưng tửng", thường bị lũ trẻ trêu chọc là con khùng. Cô bị bọn đê tiện lợi dụng sự khiếm khuyết trong nhận thức để giở trò đồi bại đến có thai. Hai Đời đón nhận và chở che cho Lùn cùng con cô như chính ruột thịt của ông.
Đứa con gái đầu - hậu quả của sự cưỡng bức mà Lùn cam chịu - được đặt tên là Như. Đứa con gái thứ hai - kết quả từ tình yêu của hai con người nghèo khổ - được đặt tên là Ý. Gia đình Đời - Như - Ý bám víu vào nhau trong cuộc sống cơ cực mà💞 trụ cột là ông bố mù lòa.
Việt Hương có cú "lội ngược dòng ngoạn mục" khi đến với vai bé Lùn. Chị thoát khỏi cái mác được gắn trong sự nghiệp diễn xuất là "danh hài", "cây cười"... Bé Lùn được xem là vai diễn khó nhất trong phim. Nhân vật này có rất ít lời thoại. Diễn viên chỉ có thể giúp khán giả hiểu được tính cách, nội tâm của nhân vật dựa trên ngôn ngữ hình thể, các nét biểu cảm của ánh mắt, khuôn mặt, dáng vẻ... Việt Hương nhập tâm trọn vẹn. Ánh nhìn thất thần của chị lặp đi lặp lại trong những cảnh nhiều cảm xúc. Chị diễn mà như không với nét mặt ngây ngô, chậm rãi nói ra những câu thoại tưng tửng: "Anh Hai ơi, Lùn bị bệnh gì vậy?", "Anh Hai cho em 1.000 đồng ăn xôi", "Tại sao người ta gọi em là co🤡n khùng vậy?... bộ khùng là xấu lắm hả?...", "Sao anh Hai không thấy đường mà cái gì anh hay cũng biết?"...
Tuy nhiên, diễn xuất của Việt Hương không chỉ dừng lại ở việc bắt chước điệu bộ của người không bình thường về đầu óc. Chị lột tả được những phút lóe sáng vượt ra khỏi đầu óc tưởng như u mê của Lùn. Đó là ánh mắt thiết tha ෴của người vợ khao khát được gần gũi thể xác với chồng. Đây là lần đầu tiên Việt Hương có những cảnh nóng khá táo bạo trên màn ảnh. Và những cảnh nhạy cảm này được thể hiện phù hợp với tình tiết khắc họa những dồn nén sâu thẳm bên trong số phận bất hạnh của những con người nghèo khổ luôn khao khát được trân trọng và yêu thương.
Có khi ánh mắt của Lùn cho thấyꦡ thấu cảm cùng cực về nỗi nhọc nhằn mà chồng đang gánh chịu, sự bất lực khi chia lìa đứa con gái rứt ruột đẻ ra. Hình ảnh dồn nén ở đoạn cuối phim, khi Lùn trốn trại tâm thần về tìm chồng. Tiếng nấc nghẹn của cô trước thảm cảnh gia đình không bật ra mà được nén chặt trong câu hát ru: "ầu ơ, hai tay bưng chén muối gừng. Gừng gay cay muối mặn xin đừng quên nhau"... Cái kết buồn và ánh mắt đau đáu của người đàn bà 🃏điên lấy nhiều nước mắt của khán giả.
Ngoài diễn xuất của Việt Hương, Đời Như Ý 🐎còn là bộ phim của những ánh mắt nhiều cảm xúc. Diễn viên Đông Dương (vai Hai Đời) cùng hai diễn viên nhí Thanh Vy (vai bé Ý) và Như Ý (vai bé Như) đều lột tả được bi kịch chứa đựng trong tác phẩm. Đó là cái nhìn ráo hoảnh của bé Ý khi trả lời chị gái: "Em là con rơi ngoài đường, không người dưng thì là gì". Hay ánh mắt mờ đục của người đàn ông hát rong mù lòa, nhưng vẫn lấp lánh sự tin yêu vào cuộc sống, vào sức lao động của bản thân: "Đồng tiền phải do chính sức mình làm ra". Ánh mắt ấy tưởng như vô hồn nhưng toát lên sự trìu mến trong cách ông lọ mọ pha sữa cho con bú thay người vợ không có khả năng làm việc, hay ánh mắt hướng về đứa con rứt ruột mang cho người dưng vì nhà quá nghèo...
Tuy vậy, bên cạnh điểm sáng nhờ khơi gợi được cảm xúc về thân phận những con người cùng khổ trong cuộc sống, Đời Như Ý vướng nhiều hạt sạn thường thấy của phim Việt. Hóa trang nhân vật của phim còn sơ sài, nhất là ở hình ảnh của bé Lùn và Hai Đời, khiến cho việc chuyển biến hình ảnh của hai nhân vật này theo thời gian không được rõ ràng. Âm thanh, các góc quay và cách dựng cảnh, cắt phim... còn gần với thể loại phim truyền hình hơn là phim nhựa. Đạo diễn Vương🌼 Quang Hùng cho thấy anh rất tâm đắc với truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, vì thế, phim của anh gần như là sự mô tả lại truyện ngắn nổi tiếng. Các tình tiết điểm nhấn trong phim khá bám sát với tác phẩm 🐼gốc khiến khán giả đoán trước được điều gì diễn ra trên màn ảnh.
Trước khi được chuyển thể lên màn ảnh rộng, Đời Như Ý của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư từng được dựng thành kịch. Tác phẩm sân khấu cùng tên của đạo diễn Bùi Quốc Bảo thu hút khán giả đến với sân khấu Nhà hát Thế giới trẻ, đoạt 5 giải thưởng lớn tại Liên hoan Sân khấu toàn quốc năm 2012. Vừa mới đây, truyện ngắn được dựng với phiên bản cải lương do Hoàng Song Việt chuyển thể, Phan Quốc Kiệt đạo di🌌ễn.
* Trailer: "Đời Như Ý" |
|
Anh Vân