Ông Trương Quốc Tùng, Phó chủ tịch thường trực Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật Việt Nam trao đổi với VnExpress về vấn đề này.
- Ông đánh giá thế nào tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp hiện nay?
- Lịch sử dùng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới hay Việt Nam đều chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn cân bằng là khi thuốc vẫn rất cần, hiệu quả cao, mối quan hệ với môi trường, nông sản, ꦬan toàn thực phẩm và sức khỏe con người còn cân bằng, chưa gây nguy hiểm. Giai đoạn này ứng với Việt Nam những năm 1960 đến trước 1990, khi nền sản xuất chỉ dùng trên dưới 10.000 tấn thuốc.
Giai đoạn dư thừa ứng với 1990 - 2010, khi số lượng nhập khẩu tăng vọt từ 30.000 đến trên 75.000 tấn. Giai đoạn khủng hoảng bắt đầu từ những năm 2015 đ🍌ến nay, khi con số dao động khoảng 100.♈000 tấn. Nhiều vùng, địa phương dùng quá mức cần thiết, thậm chí vô tội vạ.
Việt Nam hiện đang ở giai đoạn chuyển tiếp giữa dư thừa và khủng hoảng. Lượng thuốc dùng quá nhiều, dẫn đến khủng hoảng giữa thuốc với mô🌠i trường, thuốc với con người, thuốc với cây trồng, thuốc với vi sinh vật có ích và kể cả với nền kinh tế. Lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập vào mỗi năm hơn 100 nghìn tấn. Danh mục thuốc được sử dụng hơn 1.600 hợp chất, hơn 4.000 thương phẩm, tôi cho là quá nhiều.
Nhưng tôi cũng phải nói rõ rằng đừng lên án thuốc bảo vệ thực vật. Nông nghiệp càng thâm canh thì sâu bệnh càng nhiều, không dùng thuốc thì chết đói trước khi chết bệnh. Vấn đề là cách sử dụng thế nào và liều lượng ra sao. Trong sản x⭕uất nông nghiệp có tình trạng dùng thuốc không hợp lý, dùng một cách vô tội vạ.
- Những "khủng hoảng" trên các mặt mà ông nói biểu hiện cụ thể là gì?
- Rất rõ, sự tổn hại đến từ mọi mặt, môi trường, kinh tế, sức khỏe cộng đồng. Điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy những năm 2013, 2015 vẫn có xấp xỉ 7% thuốc dùng ngoài danh mục, nghĩa là thuốc cấm. Thậm♏ chí, 20 – 30 % rau ở một số vùng trồng không đảm bảo thời gian cách ly. Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật khiến nhiều loại nông sản không xuất khẩu được hoặc bị trả về, thiệt hại đau đớn về kinh tế. Nhiều chất độc hại tồn tại trong đất, nước, không khí𓃲 lâu dài.
Dùng càng nhiều thuốc thì càng lệ thuộc, gây mất cân bằng hệ sinh thái, nhiều loài thiên địch của sâu bọ ⛦đã biến mất, làm dịch bệnh ngày càng bùng nổ🥃. Dường như, dùng thuốc bảo vệ thực vật đã trở thành thói quen khó bỏ của nông dân.
- Nhà quản lý cho rằng việc sử dụng thuốc hóa học vô tội vạ do ý thức của nông dân. Ông nghĩ sao?
- Tôi vẫn nói rằng thuốc không có lỗi, vấn đề nằm ở cách quản lý và sử dụng của con người. Trước tiên cần xem lại về mặt quản♏ lý. Trong danh mục hơn 1.600 hoạt chất và hơn 4.000 thương phẩm được phép sử dụng, chỉ có 15 – 20% là thuốc sinh học💎.
Việt Nam quản lý thuốc theo danh mục, hiện có hơn 4.000 loại được phép sử dụng. Trong số này chỉ có 15 – 20% là t♛huốc sinh học, còn lại vẫn là hóa học. Mấy năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát tri♕ển nông thôn hay Cục Bảo vệ thực vật đã loại được một số hoạt chất độc hại ra khỏi danh mục, nhưng số bị loại không nhằm nhò gì so với số vào thêm. Nông dân càng có nhiều lựa chọn, chưa kể có thêm thuốc cấm nhập lậu qua đường tiểu ngạch.
Mạng lưới kinh doanh thuốc bảo vệ ngày càng phình to. Những năm 2010, cả nước có hơn 200 công ty sản xuất kinh doanh và gần 29.000 cửa hàng, đại lý thuố🍬c bảo vệ thực vật. Những năm ấy, một thanh tra viên phụ trách đến 290 đơn vị sản xuất và buôn bán, quá tải. Mười năm trôi qua, chắc chắn hệ thống kinh doanh còn lớn hơn nhiều. Họ buôn bán thuốc nằm trong hay ngoài danh mục, cơ quan quản lý không thể kiểm soát hết, chưa kể chính quyền địa phương nể nang.
Ngành bảo vệ thực vật, khuyến nông cũng cần xem lại trách nhiệm. Có một bộ phận nông dân vì lợi ích làm sai, nhưng nhiều bà con cũng không biết công dụng cụ thể của thuốc ra sao, không biết đọc tên thuốc. Họ tìm đến cửa hàng mua hoặc nghe tư vấn, người kinh doanh đôi khi không có trình độ hoặc chỉ đưa cho nôꩲng dân loại thuốc đang tồn kho, thuốc có lãi cao.
- Việt Nam không tự chủ được nguyên liệu sản xuất, 100% thuốc bảo vệ thực vật đang sử dụng đều nhập khẩu, quá nửa đến từ Trung Quốc. Điều này dẫn đến vấn đề gì?
- Từng có đề xuất nhà nước nên xây dựng nền công nghiệp thuốc bảo vệ thực vậꦿt để không phải nhập khẩu hoàn toàn. Nhưng nhiều ý kiến cũng không đồng tình, vì sợ ô nhiễm môi trường. Thực tế nhập khẩu hoàn toàn thì vẫn ô nhiễm, mà buộc phải phụ thuộc vào nước khác, 50 – 60% đến từ Trung Quốc. Trong khâu này, Việt Nam đang bị động cả về chủng loại, thời gian, giá cả, kinh tế...
- Vậy hướng đi nào cho nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa không thể tách rời thuốc bảo vệ thực vật?
- Việt Nam cần có chiến lược 🐈sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong những năm tới, giải quyết tình trạng dùng quá mức cần thiết. Lý tưởng nhất là giảm khoảng 30% lượng thuốc đang dùng. Thử nghiệm trên đồng ruộng An Giang giảm 3 lần dùng thuốc trừ sâu và 1 lần phun thuố🐻c trừ bệnh trong một năm cho kết quả năng suất không giảm.
Cũng cần lành mạnh hóa danh mục thuốc được sử dụng, tăng lượng thuốc sinh học, giảm hóa họ𝕴c. Hai nữa là "có vào có ra", hàng năm có thêm hàng loạt hoạt chất được phép sử dụng, cơ quan quản lý cũng phải rà soát để đưa các chất độc hại ra khỏi danh mục. Những năm qua, số vào ngày càng nhiều nhưng số ra thì quá ít. Tro𒁃ng một số hội nghị, chúng tôi từng đề xuất giảm khoảng 30% số lượng thuốc trong danh mục, gồm thuốc trừ sâu, trừ cỏ và cả trừ bệnh. Nhưng có được lắng nghe và thực hiện hay không lại là chuyện khác.
Cũng cần hướng nông dân tới nền sản xuất an toàn, 🦩hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật để giảm sự lệ thuộc. Đó là sự tiến bộ chứ không phải thụt lùi. Nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ khác với nông nghiệp tự nhiên mà ông cha ta canh tác ngày xưa. Nhưng nền sản xuất manh mún, mỗi nhà vài ba sào ruộng sẽ là cản trở lớn. Nghĩ mà xem, 100 mớ rau mu෴ống ngoài chợ có thể của 70 nhà khác nhau, có vấn đề gì không ai đi truy hết được nguồn gốc.
Phương Lam