Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng. |
- Phía Mỹ vừa tuyên bố sẽ nộp đơn kiện vào 30/12, ông nghĩ gì về thông tin này?
- Thực ra mà nói họ đã nhiều lần đưa ra thời hạn khởi kiện. Dù họ nói là sớm hay muộn thì mình cũng phải chuẩn bị sẵn sàng thôi, bởi quyết tâm khởi kiện của họ rất rõ ràng. Không ai có thể nói trước ngày nào họ bắt đầu tiến hành. Bản thân họ cũng vậy, việc ấn định ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chứ không chỉ riêng ý muốn của ღhọ.
- Việt Nam đã chuẩn bị gì cho vụ kiện?
- Công việc chuẩn bị đã được tiến hành kỹ lưỡng t💛rong hai năm qua. Bắt đầu từ chỗ giải thích cho doanh nghiệp về luật chống bán phá giá của Mỹ, hơn một chục cuộc tập huấn ở các mức độ khác nhau đã được tổ chức vì mục đích này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu kỹ lực lượng đi kiện, phát hiện ra điểm mạnh, yếu trong lý lẽ của họ; đồng thời xây dựng hệ thống lý lẽ của chúng ta để bảo vệ cho sự thật của mình là không bán phá giá.
Chúng tôi đã và đang tiến hành chọn lựa đơn vị tư vấn pháp lý, theo kiện ở Mỹ thì không thể thiếu các công ty luật của Mỹ được. Ngoài ra, cũng phải xây dựng sự hợp tác giữa các doanh nghiệp để tạo thành một lực lượng đoàn kết, bởi đây là vấn đề của cả cộng đ♍ồng chứ không phải của từng doanh nghiệp.
- Vậy công ty luật nào sẽ sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam?
- Có thể nói đây là cả một quá trình vất vả để lựa chọn. Ủy ban Tôm (thuộc VASEP) đã mở nhiều vòng để các công ty luật của Mỹ trình bày phương ♔án của họ, qua đó xem xét, lựa chọn. Ngoài White & Case, một số đơn vị khác cũng là ứng cử viên sáng giá. Hiện chúng tôi vẫn đang trong quá trình đi đến việc chọn lựa cuối cùng.
- Nếu họ kiện vào cuối tháng này thì xuất khẩu tôm của Việt Nam đã bị ảnh hưởng chưa?
- Chưa. Theo thủ tục của Mỹ, vụ kiện sẽ kéo dài khoảng 1 năm. Xuất khẩu tôm sẽ bắt đầu bị ảnh hưởng khi họ bắt đầu áp mức thuế sơ bộ. Khi đó, phía Mỹ bắt đầu thu tiền đặt cọc của các doanh nghiệp nhập khẩu. Sự ảnh hưởng lúc này cũng chỉ mang tính tâm lý là nhiều. Trong trường hợp hồi tố, tứ🤪c có tình trạng khẩn𒁏 cấp, phía Mỹ có thể thu sớm hơn.
Thực tế từ vụ cá tra, basa cho thấy, trước khi đi đến kết luận sơ bộ, bao giờ lượng xuất khẩu cũng sẽ tăng lên bởi các nhà nhập khẩu của Mỹ muốn trữ để đề phòng sau đấy. Nhưng nếu lượng xuất tăng ồ ạt trong giai đoạn đầu của vụ kiện, thì các doanh nghiệp dễ dàng bị vướng vào tình trạng khẩn cấp và có nguy cơ bị thu thuế sớm hơn. Vì v🧔ậy, các doanh nghiệp trong nước cùng đối tác Mỹ phải tính toán thật kỹ. Đặc biệt chú ý tới cả dạng sản phẩm bởi còn một câu hỏi rất lớn là họ sẽ kiện dạng sản phẩm nào. Nói là tôm, nhưng không chỉ có một loại.
- Liệu phía Mỹ có thay đổi quan điểm về tính chất thị trường của nền kinh tế Việt Nam?
- Việc xem Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay phi thị trường hoàn toàn mang tính chính trị. Nó không phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật, dù phíaꦿ Mỹ đã đưa ra 5 yếu tố kỹ thuật để xem xét. Bản thân quá trình xem xét các yếu tố đó cũng nhuốm đầy màu sắc chính trị. Tôi không nghĩ trong vụ kiện sắp tới, họ thay đổi quan điểm của mình.
- Vậy, liệu vụ kiện tôm có kết thúc như cá tra, basa?
- Điểm mấu chốt của vụ cá tra, basa là họ không áp dụng việc tính toán cho quy trình khép kín của Việt Nam. Và mình đang kiện l♛ại họ chuyện đó. Toà án Thương mại Quốc tế Mỹ đang xem xét đơn kiện của Việt Nam. Việc này sẽ kéo dài 1 năm, nếu tòa án có kết luận thì DOC sẽ phải thay đổi quyết định của họ. Thứ hai, phía Mỹ đã lấy giá cá bán lẻ trên thị trường Bangladesh (1,24 USD/kg, trong khi giá cá của Việt Nam chỉ có 60 cent/kg). Bằng cách đó họ huỷ toàn bộ lợ♚i thế của Việt Nam.
Ngành tôm Việt Nam quyết bảo vệ lẽ phải của mình. |
Tôm thì khác. Nếu như trong vụ kiện cá c𒅌hỉ có một mình Việt Nam thì vụ này có rất nhiều nước, rất nhiều trong đó là nền kinh tế thị trường. Rõ ràng, ngay cả trong trường hợp xấu nhất, giá để dùng cho các nước đó cũng phải dùng cho Việt Nam. Và bản thân Mỹ cũng không thể tuỳ tiện lấy giá nào cũng được, vì họ còn phải giữ mối quan hệ bạn hàng với các nước nữa chứ.
Điều quan trọng là, nếu như cá basa, khi không bán được sang Mỹ thì ta có thể bán sang thị trường khác. Với t🔯ôm, câu chuyện lại khác. Rất nhiều nước cũng đang sản xuất tôm.
- Diễn biến thị trường tôm Mỹ năm sau sẽ ra sao, thưa ông?
- Nhu cầu tôm của Mỹ vẫn tiếp tục tăng nhưng khả năng đáp ứng trong nước lại không thay đổi. Vì vậy, lượng tôm nhập vào Mỹ sẽ tăng về tổng thể. Nhưng nó còn phụ thuộc rất nhiều vào mức thuế chống bán phá giá♌ sau vụ kiện này. Nếu Mỹ đánh cùng mức cho tất cả các nước thì sẽ không có gì thay đổi. Nhưng nếu đánh khác thì sẽ phân bố lại thị phần giữa các nước.
- Vậy cá nhân ông đánh giá thế nào về thị trường Mỹ, nhất là sau những rủi ro vừa qua?
- Đây là thị trường hết sức lớn và ta vẫn tiếp tục khai thác. Đó là điều chắc chắn. Biến động của thị trường Mỹ còn phụ thuộc vào nhiều điều. Hiện nay, ở Mỹ có một điều luật cho phép người đi kiện được nhận toàn bộ số tiền thu được từ thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ giá. Điều đó hoá ra lại khuyến khích người ta đi kiện. Chính WTO đã khẳng định điều này trái với quꦬy định của WTO. Phía Mỹ vẫn muốn duy trì việc này để lấy lòng giới doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, tôi cho rằng cân bằng cung cầu vẫn là yếu tố quyết định. Muốn nói gì thì nói, thị trường M🉐ỹ hết sức rộng. Nếu chúng ta chủ động đối mặt với các thách thức và vượt qua được như vụ kiện cá basa thì rõ ràng các biện pháp này không thể huỷ diệt hay phá hoại được nền sản xuất của chúng ta.
- Ông có thể rút ra kinh nghiệm gì sau vụ kiện cá tra, basa và vụ kiện tôm sắp tới?
- Doanh nghiệp nói riêng cũng như tổng thể ngành thuỷ sản phải có một tỷ trọng phân bổ thị trường tương đối giãn ra, hơn là cứ tập trung vào một thị trường. Thời gian qua, chúng tôi rất lo ngại khi mà tỷ trọng thị trường Mỹ có lúc lên trên 40%. Nói chung, mỗi thị trường chỉ nên giữ chừ𓄧ng khoảng 20-25%, kể cả thị trường lớn nhất. Điều này phù hợp với bối cảnh các biện pháp phòng vệ, bảo vệ trong nước bị chính trị hoá như hiện nay.
Theo tôi, các doanh nghiệp sẽ có điều chỉnh thích hợp hơn. Phải biết đa dạng hoá thị trường và sản ph♔ẩm.
Song Linh