Tại Diễn đàn về Khoa học sư phạm và Giáo dục năm 2023 do tꦇrường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức sáng 27/10 tại Hà Nội, thạc sĩ Ngô Tiến Nhật, Viện Đảm bảo chất l♌ượng, Đại học Quốc gia Hà Nội, công bố kết quả nghiên cứu về xếp hạng quốc tế của các đại học Việt Nam.
Dưới đây là ý kiến của thạc sĩ Ngô Tiến Nhật:
Từ n𝓀ăm 2019, Việt Nam bắt đầu có 2-3 đại diện xuất hiện trong bảng xếp hạng đại h🍌ọc tốt nhất thế giới của QS (Quacquarelli Symonds) và THE (Times Higher Education), đứng hạng 801-1.000. Năm năm tiếp theo, số trường được xếp hạng tăng lên cao nhất 6.
"Số đại học tham gia xếp hạng tăng, nhưng không nhiều, loanh quanh chỉ 5-6 trường, gồm hai Đại học Quốc gia Hà Nội, TP HCM, Đại học Bách kho❀a Hà Nội, Duy Tân, Tôn Đức Thắng, mới đây có thêm Đại học Huế", ông Nhật nói.
So với các🤡 nước trong kh𝐆u vực Đông Nam Á, số đại học của Việt Nam được xếp hạng còn khiêm tốn, thấp hơn 3-6 lần so với Malaysia, Indonesia hay Thái Lan.
Cụ thể, ở bảng xếp hạng QS, Việt Nam mới có 5 đại học góp mặt, thứ hạng cao nhất là 514. Trong khi đó, Indonesia có 26 trường, Malaysia 28, Thái Lan 13. Thứ hạng của những trường n🎃ày dao động 65-237. Hoặc Brunei chỉ 2 trường được xếp hạng nhưng vị trí cao nhất là 387, Singapore có 4 trường với hạng cao nhất là 8. Như🍒 vậy, ở bảng QS, thứ hạng của Việt Nam thấp nhất trong 7 nước Đông Nam Á có đại diện.
Tình hình khá hơn tại bảng THE. Việt Nam có 6 trường góp mặt trong bảng xếp hạng, vị trí cao nhất là 601-800, xế꧂p trên Philippines, Indonesia về thứ hạng, nhiều hơn Brunei và Singapore về số lượng.
Quốc gia | QS (số trường - thứ hạng cao nhất) |
THE (số trường - thứ hạng cao nhất) |
Việt Nam | 5 (514) | 6 (601-800) |
Brunei | 2 (387) | 2 (401-500) |
Indonesia | 26 (237) | 33 (801-1.100) |
Malaysia | 28 (65) | 26 (251-300) |
Philippines | 5 (404) | 14 (1.001-1.200) |
Singapore | 4 (8) | 2 (19) |
Thái Lan | 13 (211) | 27 (601-800) |
Ông Nhật cho rằng một trong những lý do chính khiến Việt Nam ít đại diện trong bảng xếp hạng quốc tế là rào cản tâmꦰ lý, nghĩ rất khó để tham gia.
Hiện nay, có tổ chức xếp hạng đại học bằng cách tự tổng hợp thông tin mà các trường công khai, nhưng cũng có bảng vừa tự thu thập vừa đòi hỏi các trường đăng ký tham gia và gử♒i dữ liệu. QS và THE thuộc nhóm thứ hai.
"Đúng là so với V😼iệt Nam thì các tiêu chí thế giới khó thật, nhưng các trường cũng nên chủ động hơn", ông Nhật nói.
Ngoài ra, đa số đại học Việt Nam tập trung đào tạo các ngành trong một lĩnh vực, do lịch sử hình thành là trường đào🐼 tạo đơn ngành. Tuy nhiên, các bảng xếp hạng nói chung đòi hỏi nhiều tiêu chí, từ nhiều lĩnh vực, nên những trường được xếp hạng💙 chủ yếu là đại học đa ngành.
"ܫMột trường chuyên ngành như khối Y, Dược thì điểm liên quan ở các lĩnh vực khoa học tự ♑nhiên, khoa học xã hội, giáo dục... sẽ thấp hơn, nên hiển nhiên tham gia xếp hạng sẽ khó hơn", ông Nhật ví dụ.
Nếu tình trạng quá ít trường đại học Việt Nam góp mặt trong các bảng xếp hạng khu vực và thế giới kéo dài, ông Nhật cho rằng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tớ🌳i trách nhiệm giải trình xã hội của các trường.
So với khu vực Đông Nam Á, ông nói các chuyên gia giáo 💧dục nhìn nhận chất lượng đào tạo của đại học Việt Nam không thua kém, nhưng "làm được thì phải thể hiện cho thế giới thấy". Việc tham gia xếp hạng cũng là bước để các trường so sánh mình với thế giới, từ đó học hỏi những mô hình tiến bộ hay biết những điểm cần cải thiện.
Bước đꦉầu, ông Nhật gợi ý trường đại học🤡 tìm những bảng theo lĩnh vực, khu vực, chẳng hạn bảng HURS dành cho các trường Y, Dược tại khu vực Đông Nam Á.
Cùng với đó, các trường có thể cân nhắc tham gia các bảng xếp hạng hẹp h💛ơn như bảng xếp hạng đại họꦓc có ảnh hưởng (Impact ranking), phát triển bền vững, bởi nhiều tiêu chí và cho phép các trường chọn bộ tiêu chí phù hợp. Việt Nam bắt đầu có hai đại diện trong bảng Impact từ năm 2020, trong bốn năm tăng lên 9. Đây là bảng xếp hạng có nhiều đại học Việt Nam nhất.
Dù vậy, chuyên gia cảnh báo các trường ♓không nên phát triển "nóng". Điều này không phù hợp với tiêu chí phát triển bền vững, có thể tạo ra sự đứt gãy trong quá trình phát triển.
Về phía người học, ông Nhật khuyên khi chọn trường, học sinh, sinh viên nên cân nhắc tới nhiều yếu tố khác. Thứ hạng quốc tế mang đến danh tiếng cho trường, nhưng đây chỉ là một kênh tham khảo, không nói lên 🀅toàn bộ chất lượng đào tạo, điểm chuẩn đầu vào.
Thanh Hằng (ghi)