Thông tin này được Tổng thư💟 ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu tại báo cáo về việc chuẩn bꦚị kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV chiều 6/10. Báo cáo này dựa trên tổng hợp các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội.
Ông Nguyễღn Hạnh Phúc cho biết, việc xem xét phê chuẩn TPP là nội dung thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét quyết định, tuy nhiên tới thời điểm này cơ quan🃏 thường trực của Quốc hội chưa nhận được tờ trình của Chủ tịch nước.
Ngoài ra, tại phiên họp thứ 3 (tháng 9/2016), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị cân nhắc kỹ thời điểm trình Quốc hội xem xét phê chuẩn cho tình hình trong nước, quốc tế. Vì thế, nội dung li🅘ên quan đến TPP được đề nghị "cꦐhưa bố trí".
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội N🧜guyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, vওề nguyên tắc khi nào Chủ tịch nước trình và cơ quan thẩm tra đảm bảo đủ điều kiện thì đưa vào chương trình kỳ họp. Nhưng cho tới nay chưa có cơ sở trình vào kỳ họp.
Trước đó, cuối tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ 2. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ trưởng Công Thương chuẩn bị công việc liên quan đến Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình🤡 Dương (TPP), với đề nghị tiếp tục hoàn thiện hồ sơ tài liệu, đồng thời cân nhắc kỹ thời điểm trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn cho phù hợp với tình hình thực tế trong nước và quốc tế.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết thêm, dự kiến chương trình kỳ họp thứ 2 sẽ bố trí theo thông lệ, nhưng để hạn chế trình bày quá nhiều báo cáo trong cùng một buổi, dự kiến một số phiên họp sẽ báo🍸 cáo tờ trình tại phiên họp hội trường trước🎃 khi thảo luận tại tổ.
Ngoài ra, Quốc hội sẽ tăng thời lượng thảo luận kinh tế xã hội từ một ngày lên 1,5 ngày; bố trí muộn hơn thảo luận tại tổ về k♑inh tế - ဣxã hội, tài chính ngân sách để các đại biểu Quốc hội có thêm thời gian nghiên cứu.
Do vậy, dự kiến Quốc hội làm việc thêm một ngày꧑ thứ Bảy, nên kỳ họp thứ 2 sẽ họp trong 24 ngày.