Thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đưa ra tại hội thảo quốc gia về mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra tại H��à Nội 💖vào ngày 2/11.
“Tình trạng này sẽ kéo theo một loạt hệ luỵ khó lường về an ninh và trật tự xã hội khi trẻ bước vào tuổi kết hôn. Không những thế, nước ta lại nằm trong khu vực có nhiều nước đã xảy ra tình trạng thừa nam thiếu nữ, cộng thêm làn sóng phụ nữ di cư ra nước ngoài vì lý do hôn nhân, thì chúng ta sẽ phải đối mặt với những hậu quả nặng nề❀ hơn nhiều so với các nước có tình tr✃ạng tương tự”, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.
Ngành dân số nước ta đặt mục tiêu đến 2015, tỷ số giới tính khi sinh ở m꧋ức 115 bé trai trên 100 bé gái. Tuy nhiên, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hoá gia đình Dương Quốc Trọng thì “mục tiêu này thực sự khó khả thi”.
Suốt 2 thập kỷ (1979-1999), tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta mỗi năm chỉ tăng trung bình 0,1 điểm phần trăm, nhưng từ năm 2006 đến nay, tỷ số này luôn tăng mạnh. Có năm tăng tới 1 điểm phần trăm, tức là gấp 10 lần so với trước đây. Hiện tỷ số này đã cao ღtới mức nghiêm trọng, 112,3 bé trai trên 100 bé gái.
“Đặc biệt là trong vòng 5 năm trở lại đây, tỷ số này liên tục gia tăng, c𒉰hỉ giảm nhẹ một chút vào năm 2011 và đang tiếp tục tăng lên 🃏trong năm 2012. Điều đáng lo ngại là tình trạng này lại đến từ những nơi có đời sống kinh tế phát triển, gia đình khá giả, trình độ học vấn cao”, ông Trọng nói.
Theo ông, mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta diễn ra khá muộn so với nhiều nước khác trên thế giới nhưng lại xảy ra với tốc độ nhanh.ꦍ Điểm khác biệt nữa là người dân lựa chọn giới tính ngay từ lần sinh đầu tiên, trong khi ở nhiều nước là cao ở những lần sinh sau. Ở lần sinh thứ ba trở lên, con số này là 119,7 trẻ trai trên 100 trẻ gái.
Tình trạng này diễn ra ở cả nông thôn, thành thị🌜, đ💝ặc biệt ở khu vực đồng bằng sông Hồng, những tỉnh lân cận xung quanh Hà Nội như: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định…
“Chúng ta phấn đấu trong những năm tới tăng không quá 0,5 điểm phần trăm, chứ không thể hy vọng nó giảm ngay được. Dù cố gắng mấy thì nó vẫn tiếp tục tăng, nhưng vấn đề là hạ thấp biên độ cao để đến 2020, con số này quay chiều giảm xuống. Dự báo, nước ta có thể dư thừa 2,3-4,3 triệu na💛m giới trong tương lai”, ông T𝓡rọng cho biết.
Theo dự báo, trong tương lai Việt Nam có thể dư thừa 2,3-4,3 triệu nam giới. Ảnh minh hoạ: Kiều Trinh. |
Theo các chuyên gia để cải thiện được tình trạng này thì quan trọng nhất là thay đổi ꦬnhận thức, hành vi.
Ông Dương Quốc Trọng cho biết, Việt Nam nghiêm cấm các hình thức 𒉰lựa chọn giới tính thai nhi như sàng lọc tinh trùng, siêu âm, chẩn đoán, phá thai vì lý do giới tính… Tuy nhiên, thực tế những sai phạm này vẫn diễn ra nhưng hầu hết không bắt được.
“Để xử lý được thì phải 'bắt tận tay, day tận mặt' nhưng không ai dại gì ghi lại mà họ chỉ nói miệng với nhau 'giống bố hay mẹ', 💞'mạnh mẽ hay thuỳ mị'… Một số💎 trường hợp bắt được là do có ghi âm, ghi hình. Xử lý bằng pháp luật là cần thiết nhưng thay đổi văn hoá ưa thích con trai thì cần thiết và hiệu quả hơn cả”, ông Trọng nói.
Đồng tình với quan điểm này, ông Guilmoto, chuyên gia của Quỹ dân số Liên hợp quốc cho biết, việc bắt đượ🌌c những bác sĩ tiết lộ giới tính thai là rất khó, trường hợp bắt được là do ghi âm, ghi hình rất hãn h🐷ữu.
“Tôi không đồng ꦗý với cách bắt quả tang như vậy. Vấn đề là làm sao để bác sĩ nhận ra rằng họ là khâu quan trọng trong vòng luẩn quẩn mất cân bằng giới tính khi sinh. Mất cân bằng giới tính khi sinh là hiện tượng xã hội lần đầ💛u xảy ra trong lịch sử loài người. Truyền thông là vấn đề quan trọng nhất”, ông nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội thảo, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng cho rằng, mất cân bằng giới tính khi sinh đang là vấn đề nóng của nước ta. Sự gia tăng tỷ số nà🧔y trong những năm qua, đặc biệt là 3 năm trở lại đây rất đáng lo ngại. Động cơ phải có con trai đã tồn tại trong tâm lý của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng hàng nghìn năm nay. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và cơ hội tiếp cận nó ngày càng dễ dàng và thuận lợi của người dân…, tỷ số này ngày càng tăng.
“Con số này sẽ không thể giảm được nhanh trong thời gian tới nhưng chúng ta vẫn phải làm. Cần truyền thông mạnh mẽ hơn nữa, giảm tư tưởng🐲 ‘trọng nam, khinh nữ’, giáo dục con cái có trách nhiệm với cha mẹ không phân biệt con trai, con gái”, Phó thủ tướng nói.
Cũng theo Phó thủ tướng ngành Y tế c🙈ần bàn với ngành Giáo dục để đưa vấn đề giới tính và🌞o các chương trình chính thức, để ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường, các em đã có những nhìn nhận đúng đắn hơn về giới và bình đẳng giới. Đây là vấn đề cốt lõi.
Nam Phương