Khoảng 25% CEO hoặc thành viên hội đồng quản trị tại Việt Nam là phụ nữ, theo một báo cáo tháng 9 của Boston Consulting Group. Tỷ lệ này tại Malaysia chỉ♚ là 14% và Singapore là 10%. Indonesia nằm cuối trong nhóm 4 nước, với 6%.
"Phụ nữ tại Việt Nam lãnh đạo hoặc sở hữu nhiều doanh nghiệ⛄p vừa và nhỏ, cũng như các doanh nghiệp lớn. Đây là tấm gương tích cực cho các phụ nữ khác học theo", Ian Grundy tại hãng cung cấp nhân viên tạm thời lớn nhất thế giới - Adecco Group nhận xét.
Báo cáo của BCG cũng cho biết ngày càng nhiều phụ nữ tại Việt Nam (so với Singapore hay Malaysia) kỳ vọng được thăng chức. Trong khi đó, Malaysia có tỷ lệ phụ nữ dự báo mình không được thăng chức 🍃lớn nhất.
Báo cáo cũng tìm ra những quan niệm kìm hãm 𝔍bình đẳng giới trong doanh nghiệp, như thăng chức cho phụ nữ là sẽ phải hy sinh nhân tàiﷺ, hay các doanh nghiệp cần ưu tiên phát triển công ty hơn.
Cũng theo một báo cáo khác của Deloitte hồi tháng 6, tại Việt Nam, 17,6% thành viên hội đồng quản trị trong các công ty được khảo sát là phụ nữ. Con số này gấp đôi trung bình châu Á - 7,8%. Các 𒐪nền kinh tế phá♏t triển như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc xếp chót khu vực. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Malaysia và Singapore lần lượt là 13,7% và 10,7%.
Ở châu Á, các nước mới nổi có tỷ lệ phụ nữ tro𝓡ng ban lãnh đạo công ty cao hơn các nước phát triển, Grundy cho biết. Thành tích của Việt Nam trong quá trình này một phần nhờ các biện pháp của Chính phủ và doanh nghiệp trong việc giữ chân và phát triển nhân tài nữ.
"Dù vậy, tính trên toàn cầu, Đông Nam Á vẫn xếp sau châu Âu và Bắc Mỹ về mặt này. Cả thế giới nói chung cũng chưa đạt đến mức tối ưu hóa về đa dạng giới tro🐎ng doanh nghiệp. Điều này có nghĩa tất cả các bên liên quan đều sẽ phải nỗ lực hơn nữa", Grundy cho biết.
Hà Thu (theo Bloomberg)