- Trong bài viết mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cho biết dự thảo báo chính trị trình Đại hội XIII nêu các mục tiêu phát triển đất nước, trong đó định hướng đến giữa thế kỷ này (năm 2045) Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Theo ông, đâu là cơ sở của những mục tiêu này?
- Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚễn Phú Trọng đề cập đến nhiều vấn đề mới, có tính chất mấu chốt trong các dự thảo văn kiện sẽ trình Đại hội XIII của Đảng.
Về mục tiêu tổng quát, bài viết nêu 5 thành tố hết sức quan trọng. Trước hết là xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn 🎐diện; nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng; củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước và chế độ. Sau 35 năm đổi mới đất nước, đặc biệt trong nhiệm kỳ này, thực tiễn giúp chúng ta thấm thía hơn việc chú trọng bài học về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về công tác cán bộ.
Thứ hai là vấn đề dân tộc, phải phát huy được ý chí, khát vọng phát ♛triển đất nước, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
Thứ ba là yêu cầu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, to🎉àn diện, đồng bộ hơn.
Thứ tư, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát ✨triển.
Thứ năm, phấn đấu từ nay đến năm 2045, vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước CHXHCN VN), nước ta trở thành nước phát triển theo định hꦜướn❀g xã hội chủ nghĩa.
Những mục tiêu tổng quát này là tư t🌄ưởng chỉ đạo về chiến lược phát triển của đất nước trong vò✤ng 25 năm tới.
Đồng thời với mục tiêu tổng quát, Tổng Bí🌼 thư, Chủ tịch nước đưa ra mục tiêu cụ thể với ba mốc. Mốc đầu tiên đến năm 2025, Việt Nam sẽ có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Theo tiêu chí quốc tế, thu nhập trung bình thấp là từ 100 USD đến 3.800 USD. Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2020 ước đạt 300 tỉ USD, bình quân đầu người khoảng 3.000 USD. Chúng ta tính toán đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam có thể đạt được 4.000 USD hoặc cao hơn. Như vậy mục tiêu vượt qua nước thu nhập trung bình thấp trong 5 năm tới là khả thi, trong tầm tay.
Mốc tiếp theo đến năm 2030,😼 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, Việt Nam là nước đang phát triển, cơ bản có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Mốc thứ ba, tầm nhìn 2045, Việt Nam ♛trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.
Ba mục tiêu cụ thể nêu trên được xác định trên cơ sở tính toán khoa học, căn cứ vào điều kiện thực tiễn và dự báo tình hình trong nước, thế giới trong 5 năm, 10 năm, 25 năm sắp tới; đồng thời tham khảo kinh nghiệm và các tiêu chí chung của 🅠quốc tế.
Sau 35 năm đổi mới, thế và lực của Việt Nam được nâng lên rất nhiều, chúng ta cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm phát triển. Đối ngoại và hội nhập quốc tế thành công, tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận được xu thế phát triển của thế giới và kinh nghiệm thành công của các quốc gia. Như vậy, việc xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể không phải là ý muốn chủ quan của Tiểu ban Văn kiện hay của Tổ biên tập. Mục tiêu này vừa là bước tiến về nhận thức, vừa bắt nguồn từ yêu cầu khách quan và khả năng chủ quan của đất nước, phù hợp với xu thế thời đại. Thực hiện thắng lợi mục tiêu này, đến kỷ niệm 100 năm thành lập nước,𝓰 chúng ಌta sẽ xây dựng được nền tảng chắc chắn để trở thành quốc gia phồn vinh, hạnh phúc.
- Mục tiêu tổng quát lần này đề cập đến việc "củng cố niềm tin của nhân dân", là một trong những điểm mới so với văn kiện Đại hội 5 năm trước. Vì sao dự thảo văn kiện bổ sung điểm mới này?
- Lịch sử đất nước từ xưa đến nay đều chứng minh lòng dân là quyết định, chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân. "Chúng chí thành thành", có niềm tin của nhân dân sẽ có tất 𓆉cả.
Những năm qua, chúng ta làm được nhiều việc, nhưng có giai đoạn ཧchưa lường đoán hết sự tác động ghê gớm của kinh tế thị trường, hội n๊hập quốc tế đến xã hội, tổ chức đảng, trong khi công tác quản lý đảng viên, giáo dục cán bộ có lúc bị buông lỏng.
Đảng nghiêm khắc đánh giá khuyết điểm này, chỉ rõ rằng trong Đảng và trong hệ thống chính trị có một bộ phận, có lúc nói là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị suy thoái về tư tư☂ởng chính trị, đạo đức lối sống; tình trạng tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, lãng phí gây nhiều bức xúc trong xã hội; làm giảm sút lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước. Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nói đây là nguy cơ đối với sự tồn vong của chế độ. Do đó, lần này trong mục tiêu tổng quát của dự thảo báo cáo chính trị nhấn mạnh phải củng cố, tăng cường lòng tin của nhân dân.🅰 Theo tôi, đây là một vấn đề xuất phát từ đòi hỏi rất cấp thiết của thực tiễn.
- Ở trên ông nói mục tiêu đến năm 2025 là "trong tầm tay", vậy còn tính khả thi của các định hướng 2030 và 2045 thì sao?
- Định hướng đến 2030 và 2045 là mục tiêu cao, đòi🌺 hỏi sự phấn đấu quyết liệt mới thành hiện thực.
Trước đây nói về mục tiêu trở thành nước nước công nghiệp, nhiều người cứ nghĩ công nghiệp nặng là quan trọng. Với nhận thức hiện nay, nước công nghiệp theo hướng hi🔯ện đại nghĩa là một nền kinh tế phát triển dựa trên sự chuyển giao ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, dựa trên nguồn nhân lực chất lượng cao. Nền kinh tế lấy xung lực chính là đổi mới sáng tạo. Đây là những thuộc tính của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Những năm gần đây, khoa học công nghệ đã và đang đóng góp lớn vào phát triển kinh tế xã hội nước ta. Thể hiện qua các chỉ số như chất lượng tăng trưởng được cải thiện, tỷ trọng các🍃 sản phẩm công nghệ trong tỷ trọng xuất khẩu đạt gần 50%. Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục tăng, từ vị trí 59 lên 42 năm 2020 (42/131 quốc gia và nền kinh tế). Trong đó, Việt Nam giữ vị trí số một trong nhóm 29 quốc gia cùng mức thu nhập... Nếu trong năm, mười năm tới, Việt Nam tiếp thu được những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đặc biệt là công nghệ số và chuyển đổi số quốc gia thì sẽ tạo ra sự phát triển đột phá. Bằng sức mạnh của đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, cộng thêm sức mạnh của khát vọng phát triển đất nước, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những đột phá như kỳ vọng.
Tất nhiên, mục tiêu đến năm 2045 chỉ có thể đạt được trên cơ sở thực hiện tốt những mục tiêu tổng quát nêu trên. Trong đó, quan trọng nhất là phải xây🐼 dựng, chỉnh đốn Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh.
- Việt Nam từng đề ra mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại, tuy nhiên sau đó đã phải điều chỉnh mục tiêu này. Bài học rút ra là gì, thưa ông?
- Đại hội lần thứ VIII của Đảng đề ra chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa Việt Nam thành n🐼ước có công nghiệp theo hướng hiện đại. Sau đó, các đại hội IX, X cụ thể hóa là phấn đấu đến n🌄ăm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Phải nói là chún꧋g ta đã nỗ lực phấn đấu cho mục tiêu đó và đạt được những thành quả rất quan trọng. Việt Nam đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng cuối những năm 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Chúng ta cũng đã đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển.
Tuy nhiên, đến Đại hội XII kiểm điểm thì thấy chúng ta chưa đạt được mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theꦑo hướng hiện đại. Tại sao chưa đạt được? Bởi vì một số chỉ tiêu quan trọng còn thấp như tỉ lệ đô thị hóa, tỉ lệ công nghiệp chế tạo còn thấp; năng suất tổng hợp thấp...
Thực tiễn này để lại những bài học sâu sắc. Trước hết là bài học đánh giá, dự báo và phân tích tình hình. Khi đưa ra mục tiêu trên, chúng ta chưa đánh giá đầy đủ xuất phát điểm. Tại Đại hội VIII, Việt Nam ra khỏi cuộc khủ꧒ng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng đã có tiền đề thật vững chắc để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay chưa? Đến nay nhìn lại, khách quan mà nói là chưa. Nghĩa là đã có sự nóng vội đưa ra mục tiêu trong khi điểm xuất phát còn thấp. Chúng ta cũng chưa dự báo hết tác động rất lớn của tình hình thế giới. Đơn cử, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực giai đoạn 1997 - 1998, Việt Nam khắc phục và vươn lên được một chút thì lại đến suy giảm kinh tế toàn cầu 2008 - 2009. Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác như tình hình Biển Đông, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp...
Bài học thứ hai, khi xác định m💟ục tiêu cao thì việc tổ chức thực hiện mục tiêu phải có sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, làm sao khai thác và phát huy thật sự hiệu quả các nguồn lực của đất nước. Vấn đề này thời gian qua chúng ta làm chưa tốt.
Lần này khi xác định mục tiêu có tính đến những kinh nghiệm, thành công và cả nhưng bài học chưa thành công, các mục tiêu được đưa ra trên cơ sở cân nhắc thận trọng. Dự thảo ❀văn kiện cũng nói đây là các "định hướng chỉ tiêu" và nêu rõ "quyết tâm phấn đấu để đạt chỉ tiêu cao nhất, đồng thời chuẩn bị các phương án để chủ động thích ứng với sự biến đổi ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚcủa tình hình". Như vậy là mục tiêu đề ra có sự linh hoạt, uyển chuyển, bám sát thời cuộc đang biến động khó lường.
- Các nguy cơ được chỉ ra tại nhiều kỳ Đại hội như: tụt hậu về kinh tế; chệch hướng XHCN; tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu "diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch... được đề cập như thế nào trong dự thảo Văn kiện lần này?
- Trong qꦆuá trình thảo luận, có ý kiến nói nên bỏ các nguy cơ đó, bởi nó đã được chỉ ra từ Đại hội VII (1991). Tuy nhiên, đa số ý kiến cho rằng không thể bỏ bởi các nguy 𒊎cơ đó vẫn đang tồn tại.
Về nguy cơ tụt hậu, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ví như chuyến tàu tốc hành, dân tộc nào có tấm vé lên tàu thì tiến rất nhanh, nếu không sẽ bị bỏ lại, tụt hậu rất xa. Giờ so sánh các chỉ tiêu phát triển với một số nước trong khu vực thì Việt Nam vẫn còn thấp. Chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh 𒁏còn t♒hấp. Việt Nam xuất khẩu nhiều nhưng thu được bao nhiêu? Giá trị lớn nhất vào túi thiên hạ, chúng ta chỉ thu được rất ít dựa vào lao động giá rẻ. Do đó, vẫn phải nói đến nguy cơ tụt hậu và Việt Nam chỉ khắc phục được nguy cơ này nếu chớp được thời cơ mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại.
Còn nguy cơ chệch hướng, đã hết chưa? Câu trả lời là chưa. Đất nước hội nhập ngày càng sâu, chơi với các đại gia tư bản mà anh không vững vàng, k𓆏hông bản lĩnh thì sẽ tự chuyển hóa, tự diễn biến lúc nào không biết. Xử lý mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN như thế nào? Kinh tế thị trường là quy luật khách quan, nhưng anh có chăm lo các yếu tố định hướng XHCN hay không? Chăm lo cho định hướng XHCN ở đây là chăm lo cho con người, nhất là các giai tầng lao động, công nhân, nông dân, bà con vùng dân tộc, vùng caoꦕ, bảo đảm công bằng xã hội. Hay chỉ chú trọng phát triển kinh tế, mà không chú trọng đầy đủ thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, phân hóa giàu nghèo nhiều hơn?
Với nguy cơ tham nhũng, lãng𝔍 phí, chúng ta đang đấu tranh rất quyết liệt, có kết quả rõ ràng, được nhân dân tin tưởng. Nhưng không được chủ quan, bởi đây là cuộc đấu tranh sống còn, dai dẳng, quyết liệt. Nếu không quyết liệt, triệt để thì lại vẫn là ℱnguy cơ.
Còn "diễn biến hòa bình" thì vẫn còn đó với những💫 diễn biến, biểu hiện khác nhau theo thời gian. Hãy nhìn sâu hơn cuộc đụng đầu⛎ giữa các nền kinh tế lớn, trên bề mặt là chiến tranh thương mại, cạnh tranh giữa các nước lớn. Nhưng đằng sau là vấn đề gì?
Lần này, dự thảo văn kiện nêu rõ các nguy cơ đã được đề cập đến nhưng chưa được khắc phục, vẫn còn là thử thách phía trước, không được chủ quan, thỏa mãn như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần🔜 ♓nhấn mạnh.