"Chủ trương nhất quán của Việt Nam là tranh chấp ở Biển Đông giữa các bên liên quan cần được giải quyết bằng những biện pháp hòa bình, phù hợp🌃 với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, đóng góp cho hòa bình và hợp tác ở Biển Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết trong thông cáo hôm nay, khi được ꦅđề nghị bình luận nhân kỷ niệm 7 năm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết Biển Đông.
Người phát ngôn Phạm Thu Hằng 🉐cũng khẳng định Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, các quyền hợp pháp đối với các vùng bi𝔍ển của Việt Nam, được xác lập phù hợp với UNCLOS.
Năm 2013, chính quyền tổng thống Philippines Benigno Aquino nộp đơn kiện lên PCA, cho rằng "đꦆường chín đoạn" do Trung Quốc tự vẽ ra t🐽rên Biển Đông không phù hợp với UNCLOS và cần được tuyên bố là vô căn cứ.
Sau 3 năm xem xét, PCA ngày 12/7/2016 ra phán q♚uyết tuyên bố yêu sách "đường chín đoạn" bao phủ 3,5 triệu km2 ở Biển Đông của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế.
Đây là phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên liên quan, cũng là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời khẳng định vai trò tối thౠượng của luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp tại Biển Đông. Tuy nhiên, PCA không có cơ chế thi hành phán quyết này.
Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện và bác bỏ phán quyết của PCA, dù là một th♉ành viên của UNCLOS. Kể từ đó đến nay, Bắc Kinh liên tục tìm cách củng cố yêu sách chủ quyền phi pháp ở Biển Đông bằng cách bồi đắp, quân sự hóa trái phép các đảo nhân tạ🍨o tại khu vực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam từng nhiều lần lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, nhấn mạnh mọi hoạt động của các bên tại Trường Sa và Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị.
Vũ Anh