Ông Đinh Việt Sơn, Phó cục tr🐭ưởng Hàng không Việt Nam, thông tin nội dung trên và cho hay cơ quan này đang chờ phản hồi của các đơn vị liên quan. Sau đó, Cục sẽ cấp phép bay cho các hãng trong và ngoài nước trên cơ sở phản hồi của nhà chức trách hàng không các nước, nhu cầu thị trường.
"Chủ trương của Chính phủ là mở cửa du lịch quốc tế trước 30/3, ngành hàng không phải đi trước một bước", ông Sᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚơn nói.
Theo lãnh đạo Cục Hàng không, dù các c꧟huyến bay quốc tế được khai thác bình thường nhưng quy định về nhập cảnh, phòng chống dịch với hành khách vào Việt Nam vẫn thực hiện theo hướng dẫn của các Bộ Công an🃏, Ngoại giao, Y tế.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã giao Cục Hàng không Việt Nam trao đổi với nhà chức trách hàng không các 🔯nước, vùng lãnh thổ đối tác để quyết định nối lại chuyến bay quốc tế. Từ 1/1, ngành hàng không đã mở lại đường bay tới thị trường Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia,♏ Đài Bắc, Singapore, Australia, Nga, Anh, Pháp, Đức, nhưng vẫn hạn chế tần suất khai thác theo yêu cầu phòng chống dịch.
Với Trung Quốc, dù Việt Nam đã đề xuất, nước này chưa đồng ý khai thác các🎶 chuyến bay thường lệ v✤ới Việt Nam. Ngoài ra, hiện Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn hạn chế người nhập cảnh trên các chuyến bay từ Việt Nam đến để phòng chống dịch.
Phía hãng hàng không, lãnh đạo Vietnam Airlines khẳng định nếu chậm triển khai mở lại đường bay quốc tế, Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh về điểm đến, không chỉ với khách du lịch mà còn với các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp trong ngành hàng không, du lịch suy yếu, có thể dẫn đến phá s💜ản, mất khả năng cạnh tranh khiến việc phục hồi sau đại dịch sẽ vô cùng khó khăn.
Với tỷ lệ tiêm vaccin🐟e tăng cao, nhiều nước trên thế giới đã đưa ra chính sách thu hút khách quốc tế, đón đầu nhu cầu đi lại khi đại dịch đang từng bước được kiểm soát.