Nhận định của ông Thomas Jayet, CEO Truyền hình K+ được đưa ra tại Hội thảo ASEAN về Chuyể𝓰n đổi số báo chí - Kiến tạo tri thức số ngày 21/9. Dưới đây là những phân tích sâu hơn của ông về vấౠn nạn vi phạm bản quyền tại Việt Nam.
- Dưới góc nhìn của một thương hiệu truyền hình trả tiền, ông đánh giá thế nào về nạn vi phạm bản quyền tại Việt Nam?
Trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi số, chúng tôi nhận thấy thị trường có nhiều phản ứng tích cực như tỷ trọng thuê bao chuyển dịch từ truyền hình tr🎀uyền thống sang nền tảng digital và OTT, hình thành nhiều cách thức tiêu thụ nội dung mới...
Tuy nhiên, chuyển đổi số và sự nhân rộng của các nền🥃 tảng VOD (video theo yêu cầu), truyền hꦡình trên internet cũng mang đến những mối đe dọa mới cho việc bảo vệ nội dung. Đây là vấn đề phổ biến tại Việt Nam và cả khu vực ASEAN. Theo Media Partner Asia, Việt Nam xếp thứ 3 với 15,5 triệu người truy cập trái phép các website vi phạm bản quyền trong năm 2022.
Ví dụ, trong lĩnh vực thể thao theo số liệu của Similarweb, Việt Nam có hơn 100 website vi phạm bản quyền và thu hút tới 1,5 tỷ lượt xem mùa giải Ngoại hạng Anh năm 2022-2023, trong khi K+ độc quyền phát sóng. Còn trong lĩnh vực phim ảnh, tại Việt Nam có hơn 200 websitౠe vi phạm bản quyền với hơn 120 triệu lượt xem mỗi tháng.
- Ông nhận thấy nạn vi phạm bản quyền gây thiệt hại thế nào?
Với một thương hiệu truyền hình trả tiền, nội dung chất lượng là tài sản quan trọng nhất của chúng tôi và chiếm phần lớn khoản đầu tư doanh nghiệp. Trong khi đó, nạn vi phạm bản quyền ngày càng tăng gây thiệt hại lớn cho K+ cũng như toàn ngành truyền thông và nội dung. Theo Media Partner Asia, vấn nạn này gây thất thoát tới 348 triệu USD, chiếm🔯 18% doanh thu toàn ngành trꦿong năm 2022.
Nhưng vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình, còn tác động đến toàn chuỗi giá trị số và các bên liên quan. Là thành viên của tập đoàn truyền hình toàn cầu, sứ mệnh cốt lõi của K+ là sản xuất và mang đến nội dung chất lượng cao đến khán giả. Trong quá trình hiện thực hóa, chúng tôi tác động đến toàn chuỗi giá trị số như "nuôi dưỡng" các đối tác số yêu thích khai thác nội dung cao c൲ấp, hay góp phần tạo động lực bán Smart TV, điện thoại thông minh...
- Hệ lụy sâu xa của vấn đề này là gì, thưa ông?
Tình trạng xem nội dung lậu không chỉ tác động tiêu cực đến các đơn vị sở hữu bản quyền, nền kinh tế, còn gây ra nhiều hệ lụy xã hội khác như phát tán virus, nội dung, phần mềm độc hại. Đặc biệt, vi phạm bản quyền cũng "tiếp tay" cho các hoạt động bất hợp pháp như đánh bạc, mất cơ hộ𝐆i việc làm trong các ngành công nghiệp sáng tạo...
- Khắc phục được vấn nạn vi phạm bản quyền mang đến những lợi ích như thế nào?
Nếu kiểm soát tốt hơn các hoạt động bất hợp pháp, trước tiên, doanh thu từ việc đầu tư vào nội dung sẽ được đảm bảo. Theo Media Partner Asia, doanh thu video trực tuyến sẽ tăng 3 lần, thêm 11,7 triệu thuê bao hợp phápꦦ đến năm 2027 nếu kiểm soát được vấn nạn này.
Từ đó, chúng tôi có thể tái đầu tư vào nội dung và nền kinh tế địa phương. Chẳng hạn, khi K+ mua bản quyền các giải đấu từ Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), liên đoàn thể thao quốc gia và các câu lạc bộ địa phương cũng được hưởng lợi từ nguồn tiền đó. Hoặc, khi chúng tôi sản xuất loạt phim mang thương hiệu K+Original, 𓆏với đội ngũ sản xuất và diễn viên Việt Nam hướng đến khán giả bản địa, các nội dung thuần Việt này cũng góp phần tạo nên bản sắc quốc gia mạnh mẽ. Cuối cùng, tất cả đều góp phần tạo cơ hội việc làm, thuế và nền kinh tế.
- Theo ông đâu là cách thức hiệu quả để kiểm soát vi phạm bản quyền?
Mặc dù nạn vi phạm bản quyền tại Việt Nam khá phổ biến nhưng chúng ta vẫn có giải pháp đối phó. Đó là áp dụng biện pháp kỹ thuật chặn t♈ruy cập các website lậu, khiến chúng không thể tiếp cận người dùng. Biện pháp này đang được áp dụng phổ biến trong khu vực và trên thế giới, mang 🉐lại hiệu quả rõ rệt.
Cuộc khảo sát của CAP (Coalition Against Piracy) cho thấy tần suất vi phạm bản quyền𝐆 giảm ở những quốc gia đang áp dụng chặn truy cập ở như Việt Nam, Malaysia, Singapore.
Ngoài ra, việc chặn truy cập cũng góp phần tăng sự nhận thức của người dùng, hơn 50% người dùng ở những quốc gia áp dụng chặn trang chọn dừng xem các trang vi phạm hoặc chuyển sang các dịch vụ hợp pháp sau khi chặn ♌trang vi phạm.
Nếu có quy chế phối hợp chặt chẽ giữa chủ thể quyền, cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian,🐽 chúng ta có thể tiến hành chặn ngay tên miền mới của các website𒉰 lậu bị chặn trước đó. Điều này sẽ hiệu quả hơn nữa.
Ông Hoàng Hải cũng cho biết thêm, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với Bộ Công an để xử lý đối tượng sở hữu, vận hành các website lậu. Ngoài ra, việc tăng nhận thức của cộng đồng về bản quyền cũng đóng vai trò quan trọng để ngăn chặn vấn nạn này.
Thanh Thư