Chia sẻ tại hội thảo phòng chống un༒g thư ♐diễn ra tại Hà Nội ngày 6-7/10, các chuyên gia nhận định tỷ lệ mắc ung thư có xu hướng gia tăng ở phần lớn các nước t💞rên thế giới. Toàn cầu hiện có khoảng 23 triệu người đang sống chung với căn bệnh này, mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong, gần 70% ở các nước đang phát triển. WHO xếp 50 nước đứng🐠 đầu về tỷ lệ mắc và tử vong vì bệnh ung thư và𒈔o top 1; 50 nước tiếp theo sau thuộc nhóm top 2.
Tại Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và ước tính vượt 190.000 vào năm 2020. Với con số này, Việt Nam đứng thứ 78 🌠trong 172 quốc gia, vùng lãnh thổ và thuộc tဣop 2. Tỷ lệ tử vong vì ung thư tại nước ta ước tính 110 trên 100.000 người, tương đương một số nước như Phần Lan, Somalia, Turkmenistan. Trong đó, ung thư phổi với nam giới ꧂và ung thư vú ở nữ giới là loại ung thư phổ biến nhất, sau đó là ung thư d꧑ạ dày.
Điều tra cộng đồng tại 12 tỉnh thành với hơn 12.000 người tham gia, cho thấy tỷ lệ người dân có hiểu biết cơ bản đúng về bệnh ung thư còn rất thấp, khoảng 35%. Hơn 67% số người được hỏi cho rằng ung thư là bệnh nan y nên phát hiện sớm hay muộn cũng 🦄thế thôi. Gần 36% cho rằng bị ung thư nếu đụng dao ké🉐o vào sẽ di căn sớm và chóng chết.
Phó giáo sư Tr♉ần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội) cho biết, phần lớn ung thư đều có thể chữa khỏi khi phát hiện sớm, điều trị🌺 kịp thời và đúng phương pháp. Tuy nhiên với ung thư phổi, phòng bệnh là quan trọng nhất vì có phát hiện sớm cũng điều trị kém hiệu quả hơn so với các loại ung thư khác.
Hiện t💫ỷ lệ chữa khỏi ung thư (sống trên 5 năm) ở nam giới đạt 33%, nữ khoảng 40%, trong khi nhiều nước phát triển con số này đã lên tới 70-80%. Nguyên nhân tới 70% bệnh nhân ung ꦿthư phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Có những loại bệnh có thể phòng ngừa bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Thꦬeo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 1/3 số ung thư có thể dự phòng; 1/3 ung thư chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp; 1/3 số ung thư còn lại người bệnh kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống nếu được chăm sóc và điều trị tích cực.
Để phòng bệnh ung thư người dân lưu ý:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Gìn giữ môi trường trong sạch.
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
- Tiêm văcxin phòng viêm gan B, HPV.
- Rèn luyện thân thể khỏe mạnh.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Nam Phương