Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diệnജ Chương trình Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP), đưa ra thông tin trên tr🧔ong buổi công bố Báo cáo phát triển con người của UNDP, chiều 16/12.
Theo đó, chỉ số phát triển con người củ෴a Việt Nam năm 2019 là 0.704, tăng hơn 45% trong 30 năm qua (từ mức 0.483 vào năm 1990) và đây là mức tăng cao nhất thế giới. Với vị trí 117 trên 189 quốc gia và vùཧng lãnh thổ, Việt Nam xếp trên Ấn Độ, Lào, Campuchia và xếp sau Indonesia, Philipines, Trung Quốc.
"Điều đặc biệt là Việt Nam đạt được thành tựu trên trong điều kiện chỉ số GDP bì♓nh quân thấp so với các quốc gia khác", bà Caitlin Wiesen 🌜nói.
Báo cáo của UNDP cho hay, trong 20 năm qua, tuổi thọℱ trung bình của người Việt Nam đã tăng lên 4,8 năm; số năm đi học trung bình tăng 4 năm và dự kiến tăng lên thà📖nh 4,9 năm.
Về chỉ số pಞhát triển giới, Việt Nam nằm trong 1/5 các quốc gia cao nhất với chỉ số là 0.997; riêng chỉ số bìn𝓡h đẳng giới năm 2019 là 0.296, xếp thứ 65 trong số 162 quốc gia.
"Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội, HĐND các cấp của Việt Nam hơn 26%, qua đó giúp Việt Nam vào n🐻hóm quốc gia có chỉ số này cao trên toàn cầu", bà Caitlin Wiesen cho hay.
Tuy nhiên, báꦕo cáo cũng cho biết, Việt Nam nằm trong nhóm nước cuối bảng về bình đẳng giới tính khi sinh; bạo lực giới với phụ nữ bởi bạn tình là trên 30% và tỷ lệ phụ nữ có tài khoản tại các tổ chức tài chính còn thấp.
𓂃Theo ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Kế 🧜hoạch và Đầu tư, với việc sử dụng thêm chỉ số nêu trên, Việt Nam sẽ có cơ sở định hướng trong ban hành và thực hiện các chính sách phù hợp, kịp thời ứng phó với vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đối khí hậu.
Theo báo cáo của UNDP tại Việt Nam, chỉ số phát triển con người (HDI) là phương pháp đo lường tổng hợp để đánh giá sự tiến bộ lâu dài 3 chiều cạnh trong phát triển con người, gồm: Cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, tiếp cận tri thức và tiêu chuẩn sống tốt. Có hai mức là cao và dưới cao, được xác định ꧑bởi ranh giới chỉ số 0.7, nhóm cao trên 0.7 và nhóm dưới cao còn lại.