Pacling - Hội nghị Ngôn ngữ học máy tính khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một trong những diễn đàn uy tín hàng đầu thế giới về trao đổi, chia sẻ các nghiên cứu về khoa học máy tính. Lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thành, Hiệu trưởng trường Đại học FPT,♒ Trưởng ban tổ chức Pacling 2019 và Giáo sư Nguyễn Lê Minh, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn đã có những chia sẻ về sự kiện này.
- Điểm nổi bật của Pacling 2019 tổ chức tại Việt Nam là gì, thưa ông?
- Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thành: Lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, Pacling đã quy tụ gần 100 nhà khoa học thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp hàng đầu khu vực như Nhật Bản, Canada, Ấn Đ🍎ộ, Australia, Trung Quốc... cũng như các nước có nền khoa học cơ bản phát triển mạnh như Anh, Pháp, Ireland. Những nghiên cứu năm nay khá đa dạng và bài bản, đến từ cả doanh nghiệp và giới học thuật.
- Hội nghị đã đóng góp những gì cho cộng đồng nghiên cứu khoa học công nghệ Việt Nam, thưa ông?
- Giáo sư Nguyễn Lê Minh: Pacling 2019 được đánh giá là một trong những kỳ tổ chức thành công nhất với 4 bài báo cáo mời của bốn nhà khoa học đầu ngành đến từ Nhật Bản và Anh, cùng 43 nghiên cứu của các báo cáo viên. Sự kiện tạo cơ hội để cộng đồng công nghệ Việt Nam gặp෴ gỡ, trao đổi với các nhà nghiên cứu đầu ngành trên thế giới. Họ đã chia sẻ những thành tựu và công sức sau một quá trình nghiên cứu dài với nội dung sâu và bổ ích như đánh giá ngôn ngữ tự nhiên, học sâu và các xu hướng phát triển mới nhất.
Những kết quả này đều có thể áp dụng vào bài toán về xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt. Việc giao lưu chia sẻ với các 😼nhà khoa học khác trong môi trường quốc tế cũng tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động nghiên cứu tại Việt Nam.
- Qua hội nghị, ông đánh giá thế nào về năng lực của cộng đồng khoa học công nghệ Việt Nam?
- Giáo sư Nguyễn Lê Minh: 43 bài báo cáo được trình bày tại Pacling là những bài được Hội đồng chuyên môn (gồm 36 nhà khoa học đến từ 7 quốc gia trong khu vực) thẩm định, sàng lọc và đánh giá cao. Trong đó, có tới gần 35% là các báo cáo của Vi🔯ệt Nam. Các sản phẩm nghiên cứu của các tác giả Việt Nam đều có giá tr﷽ị cao về cả mặt học thuật và thực tiễn, xoay quanh các chủ đề về ngữ âm học, phân tích hình thái ngôn ngữ, dịch máy, xử lý ngôn ngữ...
Có thể thấy, năng lực nghiên cứu AI của cộng đồng khoa học công nghệ Việt đang dần tiệm cận với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, chúng tôi thấy được sự quan tâm, đồng lòng của các trường đại học, cácꦏ doanh nghiệp trong việc tích cực nghiên cứu phát triển và ứng dụng AI, đặc biệt là mảng xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
- Ông nhận định như thế nào về những cơ hội, thách thức của Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng AI?
- Giáo sư Nguyễn Lê Minh: Qua hội thảo lần này, có thể thấy việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên được các nước phát triển đầu tư rất nhiều công sức và có sự phối hợp đồng bộ từ nhà nước lẫn doanh nghiệp cũng như trường đạ🦂i học.Nhật Bản đã có những đề án lớn cấp chính phủ, ứng dụng ngôn ngữ tự nhiên và mạng xã hội cho bài toán cảnh báo thiên tai, đã được đưa vào thực tiễn. Những giải pháp này mang lại nhiều lợi ích cho người dân và xã hội.
Với hơn🌄 90 triệu dân, Việt Nam giàu tiềm năng về nghiên cứu ứng dụng AI. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức khi chưa có sự đầu tư chiều sâu về nguồn lực cũng tài nguyên. Tôi hy vọng thông qua những hội nghị chất lượng như Pacling, các bài toán về nghiên cứu và ứng dụng AI trong cuộc sống sẽ được nhiều đơn vị, tổ chức cũng như nhà nước quan tâm hơn nữa.
- Là đơn vị được lựa chọn để tổ chức hội nghị, trường Đại học FPT đã trải qua quá trình đánh giá như thế nào?
- Tiꩲến sĩ Nguyễn Khắc Thành: Việc Trường Đại học FPT được chọn là đơn vị tổ chức Pacling 2019 trước hết là do uy tín của Tập đoàn FPT. FPT là một trong những đơn vị sớm đi đầu và có nhiều thành quả nghiên cứu và ứng dụng sản phẩm AI Việt Nam, tiêu biểu là Nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện .
Về phía trường Đại học FPT, chúng tôi luôn khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Chỉ tính trong năm 2019, chúng tôi đã dành gần 3 tỷ đồng khen thưởng cho các bài báo khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên trường. Ngoài ra, trường thường xuyên tổ chức các hội nghị khoa học trong nội bộ cũng như đưa các hội nghị quốc tế uy tín về Việt Nam. Đây là nh✨ững căn cứ để trường Đại học FPT trở thành chủ nhà của Hội nghị Pacling lần thứ 16 này.
Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức, chúng tôi cũng nhận được sự phối hợp hỗ trợ của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Công Nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như Viện khoa học và công ng൲hệ tiên tiến Nhật Bản.
- Định hướng của trường Đại học FPT trong đào tạo AI và các hoạt động nghiên cứu khoa học là gì?
- Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thành: Đem lại tri thức mới cho nhân loại là trách nhiệm của một trường đại học thực sự. Ngay từ khi thành lập, trường Đại học FPT đã đặt mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội và có khả năng làm việc ở các tập đoàn công nghệ toàn cầu. Nhiều năm qua, nhà trường luôn cập nhật những kiến thức, giáo trình về các xu hướng công nghệ mới𝓡, cũng như đẩy m🃏ạnh hoạt động nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần hình thành một thế hệ nhân lực số năng động và nhạy bén hơn.
Trường là một trong những đơn vị sớm đưa vào đào tạo các ngành mới như AI, IoT. Tháng 7 vừa qua, trường cũng đã trao 10 suất học bổng toàn phầ💮n từ đại học đến tiến sĩ ngành AI cho học sinh xuất sắc tỉnh Bình Định, cũng như đang xúc tiến xây dựng campus Đại học FPT – phân hiệu AI Quy Nhơn.
Thế Đan