Chiều 2/2,🌱 Bộ trưởng Y tế Ng𓄧uyễn Thị Kim Tiến chủ trì cuộc họp khẩn ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, trong đó đặc biệt quan ngại﷽🦋 sự lây lan của virus Zika gây hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Bộ trưởng Y tế nhấn m🥀ạnh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với dịch bệnh do༺ virus Zika gây nên.
Dịch bệnh diễn biến nặng nhất ở khu vực châu Mỹ, nhất là Brazil, Colombia. Tại khu vực châu Á, xung quanh nước ta như Australia, Thái Lan, Indonesia… cũng đã ghi nhận các ca bệnh. Châu Âu cũng có gần trăm ca do du lịch từ ❀các quốc gia có dịch bệnh về. Điều đó cho thấy quy mô dịch bệnh không chỉ ở♕ riêng một lục địa mà lây sang châu lục khác. Virus này có từ lâu, gần đây nổi lên, diễn biến ꧙bất thường và trở thành mối đe dọa toàn cầu🌞.
Theo Bộ trưởng Tiến, đa phần người dân nước ta không có miễn dịch, trong khi đó 80% ca bệnh không có biểu hiện lâm sàngꦚ. Bệnh lây truyền qua loài muỗi aedes, mật độ loại muỗi này ở nước ta rất cao (loại muỗi này truyền bệnh sốt xuất huyết). Trong khi đó, việc giám sát phát hiện sớm ca bệnh trong nước không phải dễ; đ🍸ây là thác♕h thức rất lớn. Biểu hiện của bệnh do virus Zika gần giống sốt xuất huyết nhưn🥀g nặng hơn vì liên quan đến hội chứng teo đầu ở trẻ sওơ sinh và bệnh viêm đa rễ thần kinh.
Để phòng bệnh sốꦛt xuất huyết hay Zika, việc diệt nguồn muỗi đẻ rất quan trọng. Vì thế, Bộ trưởng khuyến cáo người dân lật úp, đậy kín các vật dụng chứa đựng nước sạch là những nơi muỗi chọn đẻ💞 trứng. Phun hóa chất chỉ diệt được muỗi trưởng thành, chỉ sau 2 tuần loăng quăng nở thành muỗi.
"Giám sát chặt ng🌸ười đi nước ngoài về tại khu vực biên giới, cửa khẩꦐu. Người dân không có việc thực sự cần nên hoãn các chuyến đi đến các nước đang có dịch, hạn chế việc du lịch trong giai đoạn này nhất là p𒁃hụ nữ có thai", Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.
Tiến sꦆĩ Trần Đắc Phu, Cục tr꧃ưởng Y tế Dự phòng cho biết, bệnh nhiễm virus Zika cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch. Ca bệnh đầu tiên được ghi nhận trên người là vào năm 1952; đến trước năm 2007 không ghi nhꦏận ổ dịch lớn nào. Tuy nhiên, trong năm 2015, các vụ dịch lan rộng ở khu vực trung và nam Mỹ, đặc biệt tại Brazil, đồng thời ghi nhận các ca mắc rải rác tại một số nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và New Caledonia.
Theo Tổ chức Y tế th꧅ế giới, virus Zika có tốc độ lan t🌄ruyền rất nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Mỹ và tiếp tục ghi nhận các dấu hiệu nặng tại Brazil. Tính đến nay, đã có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo các trường hợp nhiễm vi🌱rus này, trong đó có 25 nơi đang lây lan mạnh.
Ngày 1/2, Tổ chức Y tế thế giới đã tổ chức cuộc họp Ủy ban tình trạng khẩn cấp của WHO và các chuyên g🍰ia. Các bên thống nhất có sự liên quan khá rõ ràng giữa việc nhiễm virus Zika trong thời kỳ mang thai của người mẹ và chứng não nhỏ của trẻ sơ sinh; mặc dù chưa có bằng chứng khoa 🎶học đầy đủ chứng minh. Sự lưu hành rộng rãi muỗi Aedes ওtạo điều kiện để lây𝄹 truyền rộng rãi virus Zika trên thế giới.
Những chùm ca bệnh liên quan đến chứng đầu nhỏ và hội chứng thần kinh Guillain-Barré ꦫtại Brazil, kết hợp với chùm ca bệnh tại French Polynesia in 2014 là một sự kiện “khôn🍨g bình thường” và đe dọa y tế công cộng tới các khu vực khác trên thế giới. Theo WHO, hiện nay chưa có văcxin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc h💯iệu, trong khi đó cộng đồng chưa có miễn dịch; do đó sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca bệnh trong thời gian tới.
Nam Phương