"Các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, nhất là Công ước của 👍Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)﷽, khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, khi ban hành các văn bản nội luật liên quan đến biển", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong thông cáo hôm nay.
Bà Hằng đưa ra tuyên bố sau khi được hỏi về việc Trung Quốc bắt đầu thi hành Luật An toàn Giao thông Hàng hải sửa đổi, trong đó có yêu cầu một số loại tàu nước ngoài khai báo khi đi vào vùng biển nước này tự nhận là "♐lãnh hải". Một số chuyên gia Trung Quốc và quốc tế nhận định Trung Quốc có thể áp dụng🤡 luật này ở các khu vực như Biển Đông và biển Hoa Đông.
"Việt Na🌃m kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; chủ quyền, quyền chủ quyဣền và quyền tài phán trên các vùng biển của mình được xác định theo đúng quy định của UNCLOS", bà Hằng cho biết thêm.
Yêu cầu khai báo của Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/9, được áp dụng với tàu lặn, tàu hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở dầu, hóa chất, khí đốt, các chất độc hại và những tàu được coi 💙là mối đe dọa với an toàn giao thông hàng hải của nước này
Hệ thống khai báo cho các tàu đã được Trung Quốc đưa vào Luật An toàn Gi🍎ao thông Hàng hải sửa đổi hồi tháng 4. Giới chức Trung Quốc cho biết thêm các tàu sẽ phải thông báo tên, hô hiệu, vị trí và bất cứ loại "hàng hóa nguy hiểm" nào trên tàu.
Nếu các tàu không khai báo theo yêu cầu, cơ quan quản lý h💦àng hải Trung Quốc sẽ áp dụng các điều luật, quy định, quy tắc và những điều khoản liên quan để xử ✱lý.
Theo UNCLOS, tàu thuyền của tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải mà không làm phương hại đ🐬ến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Các quốc gia ven biển không được quyền cản trở việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài, không được phép yêu cầu tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của mình phải xin phép hoặc thông báo trước.
Collin Koh, chuyên gia thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, hoài nghi về khả năng Trung Quốc thực thi luật này trên các vùng biển tranh chấp, cũng nh❀ư việc tàu thuyền các nước báo cáo với giới chức nước này khi đi qua các khu vực như Biển Đôn𓃲g hay biển Hoa Đông.
"Bất cứ quốc gia nào có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông, cùng các nước phương Tây như Anh và Mỹ, vốn bác hầu hết yêu sách chủ quyền trên biển của Trung Quốc, sẽ không tuân thủ yêu cầu này", Thời Ân Hoằng, chuyên gia quan hệ quốc tế của Đại học N🤪hân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, cũng nhận định.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố nhiều khu vực rộng lớn ở Biển Đông là "lãnh hải" của mình, bất chấp quy định của 🐻luật pháp quốc tế và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực, bác bỏ yêu sách "đường chín đoạn" nước này đơn phương vẽ ra trên Biển Đông.
Quốc gia này gần đây cũng thông qua luật hải cảnh mới, cho phép lực lượng này nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài để "ngăn chặn mối đe dọa". Luật hải cảnh này được các chuyên gia ví như "bom hẹn giờ", có thể làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.
Ngọc Ánh